Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh
Câu 2: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.
Bài làm:
Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.
==> Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.
- Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
- Lồng 1: ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
- Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
==> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cảm nhận hình ảnh người chinh phụ trong Sau phút chia li
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa hạ bằng một đoạn văn ngắn
- Soạn văn bài: Bài Côn Sơn ca
- Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
- Soạn văn bài: Từ láy
- Qua câu chuyện về Cuộc chia tay của những con búp bê, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Từ việc đọc hiểu hai câu thơ cuối, băng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống
- Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ( Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn Nghệ)