Phiếu bài tập tuần 8 tiếng Việt 3 tập 1

  • 1 Đánh giá

Phiếu bài tập tuần 8 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 8. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 8

I – Bài tập về đọc hiểu

Họa Mi hót

Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu !

Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc… Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.

(Võ Quảng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao ?

a- Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn

b- Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn

c- Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn

2. Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào ?

a- Hoa nở đẹp, đủ màu sắc ; chim hót vàng tưng bừng

b- Hoa khoe màu rực rỡ ; chim hót nhịp nhàng, dìu dặt

c- Hoa tươi sáng hơn ; chim hót rộn ràng như khúc nhạc.

3. Vì sao nói tiếng hót của Họa Mi là tiến hót kì diệu ?

a- Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới

b- Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng tỉnh giấc

c- Vì đó là tiếng hót như khúc nhạc tưng bừng

4. Bài văn ca ngợi điều gì ?

a- Ca ngợi cảnh vật mùa xuân tươi đẹp

b- Ca ngợi tiếng hót kì diệu của Họa Mi

c- Ca ngợi núi sông ngày càng đổi mới

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) d, gi hoặc r

– thong …ong/…………….

-…..òng rã/…………………

-…..óng trống/…………….

-….ong ruổi/…………..

-…..òng kẻ/……………

– riết …..óng/………….

b) uôn hoặc uông

-ng…. gốc/…………………

-b….làng/………………….

– hát t……../……………

-b……..màn/……………

2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ :

– Dân ta nhớ một chữ ……….

Đồng….., đồng……., đồng………., đồng minh.

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong ……….phải…….nhau cùng.

(Từ cần điền : thương, đồng, sức, tình, lòng, một nước)

3. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?

Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?

M : Bà cụ chậm chạp bước đi trên vỉa hè.

a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê

b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.

c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về một em bé hoặc một cụ già gần nơi em ở.

Gợi ý :

a) Em bé (cụ già) tên là gì, trạc bao nhiêu tuổi ?

b) Em bé (cụ già) có điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động,..)?

c) Tình cảm của em đối với em bé (cụ già) đó ra sao ? Tình cảm của em bé (cụ già) đối với em như thế nào ?

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021