Phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Câu 5: Trang 165 – sgk lịch sử 12
Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Bài làm:
- Hoàn cảnh:
- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn. Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố cách mạng…Chính sách khủng bố tàn bạo của Mĩ – Diệm đã làm nảy sinh cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta.
- Tháng 1/1959, hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
- Được nghị quyết 15 của Trung ương soi sáng, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng Khởi” Bến Tre.
- Diễn biến:
- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi “ nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- “Đồng Khởi” lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Kết quả:
- Thắng lợi Đồng Khởi mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn.
- Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.
- Ý nghĩa:
- Phong trào đồng khởi thắng lợi đánh dấu bước ngoặt cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế đọ Sài Gòn.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Sơ đồ tư duy bài 20 Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 20
- Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?
- Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc tổ quốc nhân dân ta đã diễn ra như thế nào?
- Trình bày sự ra đời và vai trò của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Sơ đồ tư duy bài 9 Lịch sử 12: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 9
- Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?
- Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 5
- Sơ đồ tư duy bài 22 Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 22
- Sơ đồ tư duy bài 2 Lịch sử 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 2