Soạn bài Hai cây phong: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Xác định ý của các đoạn trong văn bản:
..........................................
3. Tìm hiểu về biện pháp nói quá và tác dụng của nói quá.
a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:
...............................................
Bài làm:
2.a.
Đoạn văn | Nội dung chính của đoạn văn |
(1)Từ “Làng Ku-Ku-rêu” đến “phía tây” | Giới thiệu chung vị trí , cảnh vật nổi bật của làng Ku - ku - rêu . |
(2)Từ “Phía trên làng” đến “chiếc gương thần xanh” | Hai cây phong trong cam nhận của nhân vật tôi |
(3) Từ “Vài năm học” đến “biêng biếc kia” | Kí ức tuổi thơ về hai cây phong |
(4) Từ “Tôi lắng nghe” đến hết | Nhân vật tôi nhớ về người trồng hai phong |
b.
Người kể chuyện xưng”tôi” (đoạn 2,4) | Người kể chuyện xưng “chúng tôi”(đoạn 1,3) |
Người kể chuyện là ông họa sĩ nhưng cũng chính là cái nhìn từ phái tác giả | vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. |
So sánh điểm khác nhau của “hai cây phong” trong hai mạch câu chuyện: Điểm khác nhau trong hai mạch kể chuyện chính là ở ngôi kể, hai cây phong hiện lên trong mắt người đọc qua 2 ngôi kể khác nhau. Tuy nhiên mạch kể xưng “tôi’’ quan trọng hơn vì nó nắm giữ vai trò là người chứng kiến kể lại câu chuyện đồng thời vẽ lên bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, bằng sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật tôi. |
c. Đoạn dưới nói đến " thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng " mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Ngòi bút đậm chất hội họa :
- Đường nét :
- Đất rộng bao la
- Dải thảo nguyên hoang vu
- Những dòng sông tận chân trời
- Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
- Màu trắng của làn sương mờ đục
- Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
- Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).
e. Tham khảo: Tại đây
3. a
(1) Những từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có nói quá sự thật không? Mục đích sử dụng cách nói đó ở mỗi câu là gì? | |
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối =>Các từ in đậm đều nói quá sự thật =>Tác dụng: diễn tả hiện tượng ngày và đêm xảy ra quá nhanh | Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày => Từ in đậm đều nói quá sự thật =>Tác dụng: Diễn tả nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt thóc |
(2) Cách nói trên đây có tác dụng gì? => Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng khi ngày và đêm diễn ra quá nhanh , tăng sức biểu cảm |
b. Ví dụ: Xương đồng da sắt
Bầm gan tím ruột
Chó ăn đá , gà ăn sỏi
Nghiêng nước nghiêng thành
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bài toán dân số : Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Cô bé bán diêm: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cô bé bán diêm: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Trong lòng mẹ giản lược nhất
- Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài tức nước vỡ bờ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức