Soạn bài Kiến thức Ngữ văn trang 3 CD 7 tập 2 Kiến thức Ngữ văn trang 3 CD 7 tập 2
Kiến thức Ngữ văn trang 3 CD 7
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Soạn bài Kiến thức Ngữ văn trang 3 CD 7 tập 2 được đăng tải chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.
1. Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
2. Tục ngữ, thành ngữ
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người. Ví dụ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,... Việc sử dụng tục ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.
Cũng như tục ngữ, cách thể hiện của thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao. Nhưng khác với tục ngữ, thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ. Ví dụ: dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,...
3. Nói quá, nói giảm - nói tránh.
- Nói quả (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Bằng biện pháp nói quá thể hiện qua các thành ngữ cản sành ra mỡ, vắt cố chày ra nước, tác giả dân gian đã làm rõ mức độ của thói keo kiệt, bủn xỉn; đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với thói xấu này: không ai có thể rán được sành (loại đồ đất nung già) ra mỡ, cũng không ai có thể vắt được cổ cái chày gỗ ra nước. Chắt bóp đến mức như vậy thì quá keo kiệt, keo kiệt đến mức không tưởng tượng được.
- Nói giảm - nói tránh (nhà ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ, trong câu: “Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình." (Nguyễn Khải), cụm từ bỏ đi là cách nói giảm – nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật đứa con. Cách nói giảm - nói tránh ở câu này nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói về nỗi đau của người mẹ (nhân vật chị) trước việc mất người thân.
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung các bài soạn được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Cánh Diều lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 CD tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Cánh Diều nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình hoàn thiện soạn văn 7 cũng như nâng cao kết quả môn Văn lớp 7.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Cánh Diều 7 tập 2
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường Cánh Diều 7 tập 2 Đẽo cày giữa đường trang 6 sách Cánh Diều 7 tập 2
- Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng trang 4 Cánh Diều 7 Ếch ngồi đáy giếng trang 4 sách Cánh Diều 7 tập 2