Soạn bài ôn tập văn bản văn học: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu

a) Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :

…………….

e) Chép lại các câu tục ngữ đã học ở học kì II vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn ý nghĩa của những câu tục ngữ đó ( những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội ) theo bảng sau :

Bài làm:

a(1) Ca dao, tục ngữ: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát, thường phổ biến theo thể thơ lục bát

(2) Tục ngữ : là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền

(3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống.

(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ

(6) Thơ lục bát: Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.

b.

TT

Loại văn bản

Văn bản

Tác giả ( hoặc ghi “Dân Gian” )

Nội dung chính

1

Ca dao, dân ca

Những câu hát về tình cảm gia đình

Dân gian

Bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh thành ,tình mẫu tử và anh emruột thịt

2

Tục ngữ

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Dân gian

những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc quan sát hiên tượng thiên nhiên và lao động sản xuất

3

Thơ trung đại Việt Nam

Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương

Ca ngợi vẻ đẹp và nhân cách của người phụ nữ việt nam thời xưa ,cảm thông với số phận của họ.

4

Thơ Đường

Xa ngắm thác núi Lư

Lí Bạch

Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ ,hào phóng của tác giả

5

Thơ hiện đại

Cảnh khuya

Hồ Chí Minh

Thể hiện tình cảm với nhiên nhiên , và lòng yêu nước sâu nặng của tác giả. Phong thái ung dung ,lạc quan của bác .

6

Truyện, kí

Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hòa

Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình.Đừng chỉ vì một lý do ,lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đén những tâm hồn trong sáng , ngây thơ mà tội nghiệp đó

7

Tùy bút

Một thứ quà của lúa non Cốm

Thạch Lam

Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy

8

Văn bản nghị luận

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Làm sáng tỏ một chân lí :"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta ''.

9

Văn bản nhật dụng

Sống chết mặc bay

Phạm Duy Tốn

Lên án bọn quan lại thời xưa, không quan tâm đến dân chúng và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh dân chúng chống chọi lại thiên tai

c.

Tục ngữ:

  • Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội
  • Tục ngữ về con người và xã hội
  • Thơ trữ tình: Sông núi nước nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang. Bạn đến chơi nhà, Sau phút chia li
  • Thơ trữ tình hiện đại: Cảnh khuya, tiếng gà trưa, rằm tháng giêng
  • Thơ Đường: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh, Ngẫu nhiên iết nhân buổi mới về quê, Xa ngắm thác núi Lư, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
  • Tùy bút: Mùa xuân của tôi, một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu
  • Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ca Huế sông Hương
  • Nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương/

d. Những câu hát về tình cảm gia đình :

1.Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển

Đông Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2. Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

=>Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người :

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng lại có thánh sinh?

….

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

=> Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hng đất nước.

Những câu hát than thân :

1.Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

=> Bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

Những câu hát châm biếm :

1.Cái cò lặn lội bờ ao,

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

=> Phơi bày các sự việc mâu thuẫn phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

e. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4) Tấc đất tấc vàng

5) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống.

6) Nhất thì, nhì thục.

=> Ý nghĩa: Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

Những câu tục ngữ về con người và xã hội

1) Một mặt người bằng mười mặt của.

2) Cái răng, cái tóc là góc con người.

3) Đói cho sạch, rách cho thơm.

4) Học ăn, học nói, học gói , học mở.

5) Không thầy đố mày làm nên.

6) Học thầy không tày học bạn

=> Ý nghĩa: Nhằm tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

2. Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học

a. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN

  • Phân theo mục đích nói : Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán
  • Phân theo cấu tạo: Câu bình thường, câu đặc biệt

b. Các dấu câu đã học là:

  • Dấu chấm
  • Dấu phẩy
  • Dấu chấm than (chấm cảm)
  • Dấu hỏi
  • Dấu chấm lửng
  • Dấu gạch ngang
  • Dấu 2 chấm
  • Ngoặc đơn
  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021