Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội: mục B Hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc các câu tục ngữ sau :

……….

2.Tìm hiểu văn bản

a) Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm.

3. Rút gọn câu

4. Đặc điểm của văn nghị luận

5. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận

Bài làm:

2.Tìm hiểu văn bản

a. Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người:

a. Một mặt người bằng mười mặt của

  • Nội dung: đề cao giá trị của con người, tính mạng của một con người hơn rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn
  • Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ.

b. Cái răng, cái tóc là góc con người

  • Nội dung: Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình.
  • Nghệ thuật: so sánh.

c. Đói cho sạch, rách cho thơm

  • Nội dụng: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được đạo đức, phẩm chất của một con người.
  • Nghệ thuật: Sử dụng tính từ

Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

d. Học ăn, học nói, học gói, học mở

  • Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý.
  • Nghệ thuật: so sánh.

e. Không thầy đố mày làm nên

  • Nội dung: là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
  • Nghệ thuật: không có

g. Học thầy không tày học bạn

  • Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh.
  • Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng

Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội

h. Thương người như thể thương thân

  • Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
  • Nghệ thuật: so sánh

i. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó
  • Nghệ thuật: ẩn dụ

k. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

  • Nội dung: khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
  • Nghệ thuật: ẩn dụ

b. Hai câu tục ngữ không mẫu thuận nhau mà chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Một bên là đề cao vai trò của người thầy, còn một bên đề cao người bạn. Thầy cô dạy kiến thứ, ta còn phải tự tìm tòi khám phá, tự mình học hỏi, tìm hiểu những điều mà ta không biết từ bạn bè.

c. Em tán thành với ý trên. Bởi thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

3. Rút gọn câu

a. Sự khác nhau: ở câu (1) thiếu thành phần chủ ngữ trong khi ở câu (2) thành phần chủ vị đầy đủ.

b.

  • Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1): chúng tôi, chúng ta, các bạn, tôi, Lan,...
  • Chủ ngữ trong câu (1) lược bỏ vì câu (1) vốn là câu tục ngữ, thường ngắn gọn dùng để đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người thế nên có thể lược bỏ.

c.

  • Trong câu in đậm:" Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa ." thiếu thành phần vị ngữ vì thành phần chủ ngữ trong câu đều làm cùng một hành động với câu trước, người viết không muốn nói lặp lại.
  • Trong câu:" Chưa" đã lược bỏ đi cả chủ ngữ và vị ngữ ( đáng lẽ là " Tới chưa ăn cơm") vì trong câu hỏi đã chứa những thông tin bị lược rồi.

d. Khi nói hoặc viết , có thể lược một số thành phần ...câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

  • Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.
  • Ngụ í hành động …..trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).

e. Các câu in đậm trên thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì rất khó xác định chủ ngữ do câu trước chủ ngữ chưa từng xuất hiện.

g. Cần thêm từ vào câu in đậm để thể hiện thái độ tôn trọng lễ phép khi trả lời người lớn.

h. Khi rút gọn, câu cần chú ý :

  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần truyền tải .
  • Không biến câu nói thanh câu cộc lốc, khiếm nhã

4. Đặc điểm của văn nghị luận

a. Câu văn mang luận điểm chính của bài:

  • Một trong những công việc … dân trí.
  • Mọi người Việt nam ….viết chữ quốc ngữ.

Hình thức: Khẳng định

b. Luận cứ:

  • Những người chưa biết chữ... giúp đồng bào thất học
  • Những người chưa biết chữ hãy gắng sức....người làm của mình.
  • Phụ nữ lại cần phải học... ứng xửa

Nhận xét: Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm trên là cơ sở đưa ra luận điểm.

c. Trình tự lập luận theo trình tự: thực trạng-> yêu cầu-> cách khắc phục. Cụ thể:

  • Vì sao phải chống nạn thất học
  • Chống nạn thất học để làm gì?
  • Chống nạn thất học bằng cacsh nào?

5. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận

a. (1) Nối

Lối sống của bác Hồ, tiếng Việt giàu đẹp: Giải thích ca ngợi

Thấn bại là mẹ thành công, chớ nên tự phụ: Khuyên nhủ phân tích

Không thầy…, học thầy không tày…, Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: suy nghĩ, bàn luận

Ăn cỗ đi trước…, Phải chăng thật thà là cha dại: tranh luận phản bác, lật ngược vấn đề

2) Căn cứ để xác định đó là các đề văn trên đều bàn luận về một vấn đề để người viết bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình.

(3) Tính chất của đề văn có ý nghĩa đối với việc làm văn. Bởi với tính chất ca ngợi, phân tích... từ đó giúp chúng ta có thể xác định phương pháp làm bài phù hợp, không bị sai lệch, lạc đề.

b. (1) Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ:

  • Vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại.
  • Đối tượng và phạm vị bàn luận: tính tụ phụ cũng những tác hại của nó.
  • Khung hướng của đề là phủ định.
  • Người viết cần có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng khẳng định vốn ham học hỏi, biết người biết ta.

(2) Để làm một bài văn nghị luận cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để không làm sai đề

c. Lập dàn ý

1. Xác định luận điểm:

Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.

Em tán thành ý kiến tự phụ là một thói xấu của con người. Những luận điểm phụ tương đồng:

  • Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
  • Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
  • Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.

2. Tìm luận cứ:

Tự phụ tức là tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.

Tự phụ có hại:

  • Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
  • Không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
  • Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
  • Khi thất bại thường tự ti.

Tự phụ có hại cho:

  • Chính người tự phụ.
  • Với mọi quan hệ khác.

Các dẫn chứng:

  • Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
  • Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
  • Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
  • Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổngcho nên biến thành cọp dữ...

3. Xây dựng lập luận:

Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021