Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc các câu tục ngữ sau:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.
……………..
3. Tìm hiểu về văn nghị luận
a. Nhu cầu nghị luận
……….
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Có thể chia thành các nhóm:
- Tục ngữ về thiên nhiên: a, b, c, d.
- Tục ngữ về lao động xã hội, con người: e,g,h,i
b. Nhóm 1: Nhóm về những câu tục ngữ thiên nhiên:
a.
·
Nội dung: Tháng năm thì ngày dài hơn đêm. Còn vào tháng mười thì ngày ngắn hơn ban đêm.
·
Dựa vào cơ sở: dựa vào cơ sở thực tiễn, quan sát trải nghiệm thực tế.
·
Ý nghĩa thực tiễn: người dân áp dụng vào mỗi vụ mùa, phân bổ thời gian hợp lí.
b.
·
Nội dung: Khi trời đêm nhiều sao thì dự báo những ngày sau trời nắng, khi trời vắng, ít sao thì dự báo những ngày sau trời mưa.
·
Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
·
Ý nghĩa thực tế: dự báo thiên nghiên, sắp xếp công việc.
c.
·
Nội dung: Khi bầu trời chiều tà có màu ráng mỡ gà thì khi ấy dự báo chuẩn bị có bão.
·
Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
·
Ý nghĩa: dự báo thiên tai để mọi người phòng chống.
d.
·
Nội dung: vào tháng 7, khi kiến bò nhiều thì dự báo sắp lũ.
·
Dựa vào cơ sở: quan sát, thực tiễn hằng ngày.
·
Ý nghĩa: Nhìn vào sự thay đổi của các loài động vật, phòng chống thiên tai
Nhóm 2: Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người
e.
·
Nội dung: Đất quý và có giá trị như vàng bởi đất nuôi sống con người, có tiềm năng khai thác lớn.
·
Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn tài nguyên đất
g.
·
Nội dung: Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá, “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn, và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta.
·
Ý nghĩa: khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất.
h.
·
Nội dung: thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu.
·
Ý nghĩa: dạy ta những yếu tố cần thiết để tạo nên mùa màng bội thu. quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân thứ ba là sự chăm sóc của người nông dân và cuối cùng là giống tốt và chọn giống phù hợp với đất trồng
i.
- Nội dung: Nhất thì : quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao , "Nhì thục" : Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm
- Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với cây trồng
c.
Ý kiến của bạn học sinh | Ý kiến của em | |
Đồng ý (giải thích chứng minh) | Không đồng ý (giải thích, chứng minh) | |
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn | tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt | |
Thường có vần, ít nhất là vần lưng | Vì vần lưng thường được gieo giữa câu VD: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ | |
Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức | Vì nó giúp hoàn thiện nội dung của câu, khiến câu tục ngữ có nhịp điệu hơn, dễ nhớ hơn VD: mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa | |
Thường sử dụng hình thức đối đáp | vì chỉ trong những câu tục ngữ đối đáp hay giao duyên thì mới thường sử dụng hình thức này. | |
Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế | Các ý trong tục ngữ gắn kết với nhau chặt chẽ cả về nội dung và hình thức thông qua lập luận, nêu nguyên nhân, kết quả,… VD: mau sao/ thì nắng, vắng sao/ thì mưa (nguyên nhân-kết quả) |
d. Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ … truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của trong việc quan sát …. Những câu tục ngữ ấy là " túi khôn" của nhân dân nhưng có tính chất tương đối chính xác ….
3. Tìm hiểu về văn nghị luận
a (1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy.
(2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó phải dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận với phương thức lập luận chặt sẽ, giải thích đúng sai, bàn luận rõ ràng mạch lạc sẽ giúp ta giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra.
(3) VD:
- Tại sao phải mặc đồng phục?
- Rừng đem đến lợi ích gì cho chúng ta? Tại sao lại phải bảo vệ rừng?
- Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
b.
(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội từ đó đề cập tới vấn đề xóa nạn mù chữ
(2) Những ý kiến được nêu ra:
- Trong thời kì Pháp trị mọi người đều bị thật học để chúng cai trị
- Chỉ cho mọi người thấy được lợi ích của việc học
- Kêu gọi mọi người học chữ
(3) Tác giả nêu ra những lí lẽ:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, Nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ.
- Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì mọi người phải biết đọc biết viết.
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể
(4) Đặc điểm của văn nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Bao gồm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
- Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Ôn tập văn bản văn học giản lược nhất
- Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Đức tính giản dị của Bác Hồ giản lược nhất
- Soạn bài Ôn tập văn bản nghị luận – Mở rộng câu : mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Hoạt động Ngữ văn giản lược nhất
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ôn tập tổng hợp: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Ôn tập văn bản nghị luận – Mở rộng câu : mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Văn bản báo cáo: mục A Hoạt động khởi động