Soạn bài Văn bản tường trình: mục D Hoạt động vận dụng

  • 1 Đánh giá

D. Hoạt động vận dụng

1. Kể ra ba tình huống cần phải viết văn bản tường trình.

……………….

3. Chọn viết lời bình cho một đoạn trích hoặc một bài thơ mới ngoài chương trình Ngữ văn lớp 8 mà em biết.

Bài làm:

1. Ba tình huống cần phải viết văn bản tường trình:

- Bị ăn trộm mất điện thoại khi đi trên xe bus.

- Xảy ra ẩu đả, gây thương tích.

- Làm hỏng tài sản công cộng.

2. Viết đoạn văn

Văn học Việt Nam trải qua rất nhiều giai đoạn với vô vàn tác phẩm văn học xuất sắc ra đời, trong đó sự ra đời của thơ mới là một trong những dấu mốc quan trọng. Vậy thơ mới và thơ trung đại có những đặc điểm khác nhau như thế nào? Về nội dung, trong khi thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn thì thơ mới lại chủ yếu thể hiện "cái tôi" cá nhân trước con người và thế giới. Về hình thức, thơ mới không mang tính quy phạm nặng nề và gò bó như thơ ca trung đại. Đối với thơ mới, sự ra đời của giai đoạn này như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất.

+ Câu nghi vấn: Vậy thơ mới … khác nhau như thế nào?

+ Câu trần thuật: Văn học Việt Nam …..những dấu mốc quan trọng.

+ Câu phủ định: Về hình thức, thơ mới …. thơ ca trung đại

3. Bình về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt:

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những hình ảnh, con người không thể nào quên được. Và bài thơ "Bếp lửa" viết về những thứ vĩnh cửu ấy trong kí ức con người. Khoảng cách về không gian, thời gian và cả khoảng cách về sự văn minh, hiện địa cũng chẳng thể khiến người cháu lãng quên đi ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa cùng tình thương của bà. Hình ảnh bếp lửa “ấp iu nồng đượm” cùng tình thương sâu sắc của bà chính là những cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của nhà thơ. Hình ảnh bếp lửa ấy sẽ luôn khắc khoải, luôn cháy mãi không chỉ trong lòng tác giả, trong lòng người đọc và còn trong cả những trang thơ của văn học Việt Nam.

  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021