Soạn giản lược bài Ca dao hài hước
Soạn văn 10 bài Ca dao hài hước giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bài ca dao, việc dẫn cưới lại có nhiều nét khác thường:
Lời của chàng trai: chàng trai đã nói lên những dự định rất sang trọng trong lễ cưới rồi tìm cớ rất hợp lý để gạt bỏ dự định đó. Qua cách nói này, chàng trai thể hiện được nỗi lòng của mình rất coi trọng ngày cưới nhưng cũng vì hoàn cảnh mà không được như ý nguyện,
- Lời đối đáp của cô gái: Trước dự định dẫn cưới của chàng trai, cô gái vẫn cảm thấy hài lòng và cô gái cũng không đòi hỏi gì nhiều:
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Lời thách cưới thật đáng yêu, đáng trân trọng, cho dù nó chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của dân ca. Cho thấy cuộc sống của người dân lao động tuy nghèo về vật chất nhưng luôn ấm áp, hạnh phúc về tinh thần.
- Nghệ thuật bài ca dao:
- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò…
- Lối nói giảm dần: Voi - trâu - bò - chuột (chàng trai), Củ to - củ nhỏ - củ mẻ - củ rím, củ hà (cô gái)
- Chi tiết hài hước, dí dỏm: “Miễn là” có thú bốn chân ….
Câu 2:
Mỗi bài là sự chế giễu một loại người trong xã hội:
- Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng với sức trai khỏe mạnh. Tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Có thể có những chàng trai yếu đuối, nhưng không ai lại yếu đuối đến mức chỉ gánh nổi… có hai hạt vừng.
- Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa "chồng người" với "chồng em". Hình ảnh người đàn ông "ngồi bếp sờ đuôi con mèo" chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ. Bài ca dao vừa mang tính hài hước vừa mang tính phê phán sâu sắc.
- Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng. Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm, qua con mắt của người chồng yêu vợ nên tất cả điều xấu của nhân vật đều hóa thành tốt
Câu 3:
Qua các bài ca dao trên , có thể thấy ca dao hài hước thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật như sau:
- Lối nói khoa trương, phóng đại, sự tương phản đối lập.
- Hình ảnh hài hước, chi tiết hàm chứa ý nghĩa.
- Cách nói hóm hỉnh, ý nhị.
- Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.
- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.
Phần luyện tập
Câu 1:
Qua lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1 ta thấy được sự ý nhị, bằng lòng với tình yêu mà mình đã chọn:
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Cách trả lời của cô gái thật khéo léo, thông minh, không làm cho người mình yêu phải mất mặt. Yêu nhau chắc hẳn cô cũng đã rõ gia cảnh nhà chàng. Sự đồng tình ủng hộ với lời đùa vui của chàng trai khiến ta cảm thấy niềm vui ở cô gái. Dù chàng nghèo em vẫn một lòng một dạ yêu thương.
Sau đó cô gái đã đưa ra lời thách cưới:
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Vật thách cưới ấy thật giản dị và gần gũi với người dân lao động nghèo. Hôn nhân với mỗi người con gái là việc hệ trọng, cô gái có quyền đòi hỏi nhà trai những lễ vật cao sang. Nhưng ở đây, tình yêu thương đã lớn hơn tất cả, họ đến với nhau vì tình cảm chân thành, không coi trọng cuộc sống vật chất. Câu ca dao trên cũng gần với ý thơ trong câu:
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Qua lời khách cưới của cô gái, ta càng cảm thấy yêu thêm tâm hồn lạc quan, vui tươi, yêu đời của những người dân lao động. Dù cuộc sống có nghèo khó, thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm luôn chan chứa nghĩa tình. Tiếng cười trong bài ca dao là tiếng cười nhẹ nhàng, cảm thông của người dân lao động dành cho đôi lứa yêu nhau
Câu 2:
- Có tiếng cười tự trào :
Chồng còng mà lấy vợ còng,
Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.
Chồng hen mà lấy vợ hen,
Đêm nằm cò cử như kèn kéo đôi.
- Có nội dung phê phán người đàn ông yếu đuối, lười nhác, thiếu chí khí:
Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi, cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên
- Phê phán thói rượu chè, cờ bạc:
Rượu chè cờ bạc lu bù
Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.
- Phê phán nạn tảo hôn:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.
- Phê phán thầy bói:
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này, những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ.”
Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao hài hước
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Lập dàn ý bài văn tự sự
- Soạn giản lược bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Lập kế hoạch cá nhân
- Soạn giản lược bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Soạn giản lược bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Soạn giản lược bài Tấm Cám
- Soạn giản lược bài Ca dao hài hước
- Soạn giản lược bài Nhàn
- Soạn giản lược bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Soạn giản lược bài Cảm xúc mùa thu
- Soạn giản lược bài Tam đại con gà