Soạn giản lược bài câu ghép (tiếp theo)
Soạn văn 8 bài câu ghép (tiếp theo) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
a. Quan hệ nguyên nhân - kết quả
b. Quan hệ điều kiện/ giả thể - kết quả
c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản
e. Câu 1: quan hệ nối tiếp, câu 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Câu 2:
Đoạn văn (a) có 4 câu ghép:
- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề .
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
=> Quan hệ nguyên nhân - kết quả (Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.)
Đoạn văn (b) có 2 câu ghép:
- Buổi sáng, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buôn nhanh xuống mặt biển.
=> Quan hệ tương phản (vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương)
- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)
Câu 3: Gồm 2 câu ghép, mỗi câu gồm nhiều vế tập trung vào sự việc chú ý:
- Sự việc 1: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn.
- Sự việc 2: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ tiền lo hậu sự.
-> Với lập luận trên nên không thể tách các vế thành câu đơn.
-> Cách viết câu dài trên có dụng ý của tác giả: lời kể chậm rãi, dài dòng của một người già yếu lại hay tự dằn dặt về trách nhiệm của một người cha.
Câu 4:
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết - kết quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì. Ý hai vế này liên kết với nhau chặt chẽ, tách mỗi vế ý chưa trọn vẹn.
b. Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài hai chữ nước nhà
- Soạn giản lược bài bài toán dân số
- Soạn giản lược bài dấu ngoặc kép
- Soạn giản lược bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Soạn giản lược bài Lão Hạc
- Soạn giản lược bài ôn luyện về dấu câu
- Soạn giản lược bài từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn giản lược bài câu ghép
- Soạn giản lược bài thuyết minh về một thể loại văn học
- Soạn giản lược bài trường từ vựng
- Soạn giản lược bài tình thái từ
- Soạn giản lược bài hai cây phong