Soạn giản lược bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Soạn văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
a. Các nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần (bề trên) – các vị bô lão (bề dưới).
Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế xã hội khác nhau: Vua là người lãnh đạo cao nhất của đất nước còn các vị bô lão là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân. Sự khác biệt về vị thế ấy dẫn tới sự khác nhau trong ngôn từ giao tiếp : các bô lão dùng những từ tôn kính để nói với đức vua (bệ hạ, xin, thưa) ; trong khi đó vua Trần lại dùng nhiều câu tỉnh lược phần chủ ngữ.
b. Trong hoạt động giao tiếp, người nói người nghe liên tục đổi vai nói cho nhau (người nói thành người nghe và ngược lại). Nguyên tắc đó gọi là luân phiên lượt lời.
c.
- Địa điểm cụ thể: điện Diên Hồng.
- Hoàn cảnh: đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa, quân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc tìm ra cách đối phó.
d. Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược. Nhà vua vừa thông báo tình hình vừa hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên - Mông.
e. Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược thống nhất, vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, đạt được mục đích.
Câu 2:
a. Nhân vật giao tiếp diễn gồm:
- Tác giả của cuốn sách giáo khoa (người viết) có hiểu biết sâu rộng về văn học.
- Học sinh (người đọc), có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.
b. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch của nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét "Tổng quan văn học Việt Nam".
Nội dung giao tiếp trên gồm 3 vấn đề cơ bản là:
- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
- Con người Việt Nam qua văn học.
d. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích:
- Người viết: Trình bày một cách tổng quan các vấn đề của văn học Việt Nam
- Người nghe: Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam. Qua đó nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm nổi bật:
- Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành văn học.
- Cách thức giao tiếp : dùng văn phong khoa học, cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng và dễ hiểu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Soạn giản lược bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Soạn giản lược bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Văn bản (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài Ca dao hài hước
- Soạn giản lược bài Trình bày một vấn đề
- Soạn giản lược bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Soạn giản lược bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Soạn giản lược bài Tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn giản lược bài Lập dàn ý bài văn tự sự
- Soạn giản lược bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự