Soạn giản lược bài thao tác ngữ cảnh
Soạn văn 11 bài Ngữ cảnh giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
- Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.
- Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.
Câu 2:
Hai câu thơ gắn với ngữ cảnh giao tiếp cụ thể:
- Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, người phụ nữ trơ trọi
- Tình huống là nội dung thể hiện đề tài của câu thơ
Câu 3:
Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương:
- Bà Tú là người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó làm ăn nuôi chồng nuôi con
- Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ
=>Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 4:
Ngữ cảnh: vào năm Đinh Dậu (1897) chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã bắt sĩ tử Hà Nội xuống thi chung trường thi Nam Định. Kì thi Hương được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ "thi lẫn". Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn trường thi. Như vậy, hoàn cảnh sáng tác chính là cảnh của bài thơ.
Câu 5:
Trong ngữ cảnh đó người hỏi chỉ muốn xác định thời gian. Vì thế có thể hiểu là người hỏi hỏi giờ như “thưa bác, bác biết mấy giờ rồi không ạ?”
Mục đích là cần biết thông tin thời gian để làm những việc riêng của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài một số thể loại văn học: thơ, truyện
- Soạn giản lược bài chạy giặc
- Soạn giản lược bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn giản lược bài thực hành về thành ngữ, điển cố
- Soạn giản lược bài lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn giản lược bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Soạn giản lược bài bản tin
- Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả
- Soạn giản lược bài luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Soạn giản lược bài thao tác ngữ cảnh
- Soạn giản lược bài ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn giản lược bài luyện tập thao tác lập luận so sánh