Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?
Câu 3: Trang 133 – sgk lịch sử 12
Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?
Bài làm:
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, quân và dân ta đã:
- Thực hiện công tác di chuyển, thực hiện tiêu thổ kháng chiến:
- Hơn hai tháng sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, chính Phủ, mặt trận, đoàn thể …lên tới Việt Bắc.
- Nhân dân ở các đô thị nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và tiến hành phá hoại nhà cửa, đường sá, cầu cống với những khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “tản cư cũng là kháng chiến”, …
- Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
- Về chính trị: Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các ủy ban Hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến Hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, thành lập Hội Liên hợp Quốc dân Việt Nam.
- Về kinh tế: Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
- Về quân sự: Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia lực lượng chiến đấu. Lực lượng vũ trang không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
- Về văn hóa: Phong trào bình dân học vụ được tiếp tục duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 24 lịch sử 12: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập (2 9 1945)?
- Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
- Sơ đồ tư duy bài 5 Lịch sử 12: Các nước Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 5
- Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Giải bài 18 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
- Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
- Giải bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
- Vì sao nói: “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
- Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở hội nghị Ianta?
- Tổng hợp Sơ đồ tư duy lớp 12 Sơ đồ tư duy lớp 12
- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?