Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 – 2 năm.
  • B. Từ 2 – 3 năm.
  • C. Từ 2 – 5 năm.
  • D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 2: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc

  • A. chi trả lương cho công chức
  • B. tích luỹ cá nhân.
  • C. làm đường sá, cầu cống
  • D. xây dựng trường học công.

Câu 3: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

  • A. Kinh doanh.
  • B. Lao động.
  • C. Sản xuất.
  • D. Buôn bán.

Câu 4: Thuế là khoản đóng góp có tính chất

  • A. tự nguyện
  • B. bắt buộc.
  • C. ủng hộ nhân đạo
  • D. quyên góp.

Câu 5: Thuế không có tác dụng

  • A. thu lợi nhuận.
  • B. ổn định thị trường.
  • C. điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
  • D. đảm bảo phát triển kinh tế

Câu 6: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?

  • A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
  • B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
  • C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
  • D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Câu 7: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 – 5 năm.
  • B. Từ 2 – 3 năm.
  • C. Từ 2 – 4 năm.
  • D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

  • A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
  • B. Buôn bán hàng giả, trồn thuế để tăng lợi nhuận.
  • C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
  • D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 9: Người kinh doanh có nghĩa vụ

  • A. nộp thuế theo luật định.
  • B. sản xuất, buôn bán hàng giả.
  • C. kinh danh mặt hàng Nhà nước cấm.
  • D. kê khai thiếu trung thực để trốn thuế.

Câu 10: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

  • A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
  • B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.
  • C. Quyền tự do kinh doanh.
  • D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 11: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên
  • B. Đủ 20 tuổi trở lên.
  • C. Đủ 21 tuổi trở lên
  • D. Đủ 23 tuổi trở lên.

Câu 12: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

  • A. 1 con đường duy nhất.
  • B. 2 con đường.
  • C. 3 con đường.
  • D. 4 con đường.

Câu 13: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 14: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc

  • A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
  • B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
  • C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.
  • D. phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai.

Câu 15: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

  • A. Người bị khởi tố dân sự.
  • B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
  • C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
  • D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 16: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền

  • A. bầu cử đại biều Quốc hội.
  • B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng câu ý dân.
  • D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyên tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Bảo vệ mội trường.
  • B. Vượt khó trong học tập.
  • C. Nộp thuế theo đúng quy định
  • D. Bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 18: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
  • C. Hình thức dân chủ tập trung.
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 19: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuôi?

  • A. Người mất năng lực hành vị dân SỰ.
  • B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án.
  • C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
  • D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Câu 20: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền ứng cử.
  • B. Quyền kiểm tra, giám sát.
  • C. Quyền đóng góp ý kiến.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 21: Ý kiến nào dưới đây đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Chỉ nam giới mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Công dân từ 18 tuôi trở lên mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • D. Tham gia bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

Câu 22: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

  • A. Từ 1,5 - 2 triệu.
  • B. Từ 2 – 3 triệu.
  • C. Từ 3 – 5 triệu.
  • D. Từ 5 – 7 triệu.

Câu 23: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

  • A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.
  • B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
  • C. Coi như không biết gì.
  • D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu 24: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

  • A. Phá hoại nhà nước.
  • B. Bảo vệ nhà nước.
  • C. Hành động yêu nước.
  • D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 25: Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào không đúng?

  • A. Phản bội Tế quốc là tội nặng nhất.
  • B. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
  • C. Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • D. Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 26: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ

  • A. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
  • B. đủ 18 tuổi đến hết 26 tuổi.
  • C. đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi
  • D. đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi.

Câu 27: Độ tuổi nhập ngũ là?

  • A. 17 tuổi.
  • B. Đủ 17 tuổi.
  • C. 18 tuổi.
  • D. Đủ 18 tuổi.

Câu 28: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chân chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo.

Câu 29: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?

  • A. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ l㧠tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 30: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?

  • A. Dắt cụ già qua đường
  • B. Bắt nạt các em nhỏ.
  • C. Chặt phá rừng bừa bãi
  • D. Gây gổ đánh nhau với các bạn.

Câu 31: Người tuân theo pháp luật là người

  • A. hiểu thảo với ông bà, cha mẹ
  • B. tham gia các hoạt động từ thiện.
  • C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
  • D. nhặt được của rơi trả lại người mất.

Câu 32: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

  • A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.
  • B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.
  • C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước
  • D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mô côi, không nơi nương tựa.

Câu 33: Tuân theo pháp luật là

  • A. can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yêu thế.
  • B. không làm bắt cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật.
  • C. luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
  • D. dùng vũ lực đề giải quyết các mẫu thuẫn trong xã hội.

Câu 34: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

  • A. Nói dối bố mẹ.
  • B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
  • C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Câu 35: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

  • A. Tuân theo pháp luật.
  • B. Pháp luật.
  • C. Sống có đạo đức.
  • D. Đạo đức.

Câu 36: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có trách nhiệm.
  • C. Sống có kỉ luật.
  • D. Sống có ý thức.

Câu 37: Trong những ý kiên dưới đây, ý kiến nào đúng?

  • A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức.
  • B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật.
  • C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay.
  • D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức.

Câu 38: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Đạo đức.
  • D. Pháp luật.

Câu 39: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

  • A. Tham nhũng
  • B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
  • C. Đi xe máy vượt đèn đỏ
  • D. Người tâm thần gây án.

Câu 40: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.
Xem đáp án
  • 35 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021