1. Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

  • 2 Đánh giá

Suy ngẫm và phản hồi

1. Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

2. Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình và điền vào bảng sau:

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài: Bàn về nhân vật Thánh Gióng

4. Trong đoạn văn sau, câu nào thê hiện lí lẽ, câu nào thể hiện bằng chứng?

“Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Giỏng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên."

5. Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

6. Có ý kiến cho rằng: Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Bài làm:

1. Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đehp giản dị, gần gũi.

2. - Ý kiến 1: Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.

  • Lí lẽ: Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.
  • Bằng chứng: bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân không lỏ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh... .

- Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

  • Lí lẽ: Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tỏ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn! trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.
  • Bằng chứng: khi có giặc thủ tiếng gọi áy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ân ây của dân tộc và làm nên Thanh Gióng.

4. Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

Câu thể hiện bằng chứng là: Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Giỏng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

5. Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiwwjm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh Thắng trận, Gióng đã bay về trời.

6. Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.

  • 367 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021