Bài 25: Thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống. Vậy tại sao lại có sự phân bố không đồng đều như vậy? Chúng ta cùng đến với bài thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới ngay sau đây.
I. Chuẩn bị
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
II. Nội dung thực hành
Dựa vào hình 25 hoặc Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
a. Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
b. Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy?
Trả lời:
a. Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều:
Các khu vực thưa dân trên thế giới:
- Khu vực Bắc Mỹ (17 người/km2)
- Khu vực Đại Tây Dương ( 4 người/km2)
- Khu vực Nam Mỹ ( 21 người/km2)
- Khu vực Trung Phi (17 người/km2)
- Khu vực Nam Phi (20 người/km2)
- Các khu vực đông dân trên thế giới
- Khu vực Đông Á (131 người/km2)
- Khu vực Đông Nam (124 người/km2)
- Khu vực Nam Á (143 người/km2)
- Khu vực Tây Âu (169 người/km2)
=> Phần lớn dân cư thế giới tập trung ở khu vực lục địa Á –Âu.
b. Nguyên nhân làm cho dân cư phân bố không đồng đều
- Về nhân tố tự nhiên:
- Dân cư tập trung ở những vùng khí hậu ôn đới, ấm áp. Ngược lại, những nơi có khí hậu khắc nghiệt nóng quá hoặc lạnh quá thì dân cư tập trung thưa thớt.
- Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút đông dân cư: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Kông, sông Nin…
- Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ thì dân cư đông đúc và ngược lại ở các vùng núi điều kiện sản xuất và giao thông đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt.
- Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định đối với sự phân bố dân cư.
- Về nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuât: Sự phân bố dân cư trên thế giới thay đổi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất(nhiều điểm dân cư xuất hiện trên những vùng núi quanh năm băng giá, vùng núi cao hay hoang mạc nóng bỏng).
- Tính chất của nền kinh tế: Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ Đông Nam Á, Tây Âu…có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Canada, Ôxtraylia…
- Dòng di cư cũng tác động mạnh mẽ đến sự phân bố dân cư trên thế giới.
=> Trắc nghiệm địa lí 10 bài 25: Thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương?
- Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000. Giải thích.
- Quan sát hình 40 (trang 156 SGK Địa lý 10), em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.
- Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường.
- Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai?
- Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
- Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì?
- So sánh ưu nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không?
- Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết: Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới hay không?
- Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.
- Dựa vào hình 32.9, em hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới?
- Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải?