Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vài trò quản lí kinh tế của nhà nước
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây:
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nội dung bài học
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.
Khái niệm thành phần kinh tế:
- Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
- Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Về thực tiễn:
- Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.
- VN đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta
- Kinh tế nhà nước
- Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
- Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…
- Giữ vai trò chủ đạo, then chốt.
- Kinh tế tập thể
- Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
- Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt
- Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân.
- Kinh tế tư nhân
- Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
- Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế
- Kinh tế tư bản Nhà nước
- Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản.
- Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước…)
- Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.
- Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng
- Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển.
=> Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế.
c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình
- Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.
- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.
2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.
a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
- Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước
- Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.
- Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.
b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước
- Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.
- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước
- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.
- Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.
- Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trình bày khái niệm thành phần kinh tế và căn cứ để xác định thành phần kinh tế ở nước ta.
Câu 2: Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Câu 3: Thành phần kinh tế nhà nước là gì? Phân tích vai trò của thành phần kinh tế nhà nước. Theo em cần phải làm gì để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta?
Câu 4: Thành phần kinh tế tập thể là gì? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Câu 5: Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
Câu 6: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Câu 7: Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về:
a. Hình thức sở hữu.
b. Quan hệ quản lí
c. Quan hệ phân phối.
d. Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án mà em cho là đúng. Vì sao?
Câu 8: Theo em, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
Câu 9: Phân tích vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước ở nước ta hiện nay.
Câu 10: Tại sao phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước? Theo em, muốn tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước, cần có những giải pháp nào? Tại sao?
Câu 11: Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao lại lựa chọn thành phần kinh tế đó?
Xem thêm bài viết khác
- Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”? Làm rõ câu nói sau đây của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
- Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu? Giải GDCD 11 bài 13
- Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì? Câu 4 trang 109 sgk Giáo dục công dân 11
- Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào (êm dịu hay gay gắt quyết liệt)? Tại sao? Câu 3 trang 42 SGK GDCD lớp 11
- Nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh. Câu 2 trang 114 sgk GDCD 11
- Lý thuyết GDCD 11 Bài 15 Lý thuyết GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại
- Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao? Giải GDCD 11 bài 10
- Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta? Câu 6 trang 80 SGK GDCD lớp 11
- Dựa vào kiến thức của mình, em hãy kể tên một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực?
- Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo Câu 2 trang 109 sgk Giáo dục công dân 11
- Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Giải GDCD 11 bài 9
- Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào? Câu 4 bài 12 GDCD 11