Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó
Câu 3: Trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó.
*Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác được khắc họa sâu đậm như thế nào?
Bài làm:
Bài thơ đã kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ và mỗi nhìn thấy cảnh đó, anh đội viên lại có những cảm nhận khác nhau:
Tâm trạng lần thứ nhất | Tâm trạng lần thứ hai |
Anh đội viên ngạc nhiên bởi “Thấy trời khuya lắm rồi/ Mà sao Bác vẫn ngồi” Anh đội viên rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác : Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người. Anh đội viên “ Thổn thức cả nổi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: “Bác có lạnh lắm không?”. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh lo cho sức khoé của Bác. Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ "Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng". | Anh hốt hoảng, giật mình vì “Bác vẫn ngồi đinh ninh / Chòm râu im phăng phắc”, anh tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ. Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bên Bác "Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác". |
Trong bài thơ, anh đội viên thức dậy ba lần nhưng tác giả lại không kể lần thứ hai bởi vì điều này không cần thiết, tác giả thay cho việc kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy bằng dấu “...”. Ngược lại, điều này sẽ làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng của anh chiến sĩ.
Đối với Bác Hồ, anh chiến sĩ cũng như tình cảm chung của tất cả các anh bộ đội. Đó là lòng kính yêu, biết ơn và cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của Bác. Đó là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó khắc họa hình ảnh Bác Hồ lớn lao, cao cả vào sâu trong lòng mọi người.
Xem thêm bài viết khác
- Tả hình ảnh một lực sĩ đang nâng cử tạ
- Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
- Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bức tranh của em gái tôi
- Dựa theo bài thơ, em hãy viết một bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch
- Những chi tiết, hình ảnh nào vé chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
- Đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau
- Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Treo biển
- Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy
- Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thạch Sanh