Bài thơ mang hình thưc là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình , em hãy tìm bố cục của bài thơ.
C. Hoạt động luyện tập
a. Đọc văn bản: Bếp lửa.
b. Tìm hiểu văn bản.
(1) Bài thơ mang hình thưc là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình , em hãy tìm bố cục của bài thơ.
(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ nào? Tại sao khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa”?
(3) Qua bài thơ em hình dung như thế nào về nhân vật người cháu và hoàn cảnh sống của hai bà cháu?
(4) Qua sự hồi tượng của người cháu , hình ảnh bà hiện lên như thế nào? Tình cảm bà cháu còn gắn liền với những tình cảm nào khác?
(5) Theo em, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì? Trình bày suy nghĩa của em về sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa trong hai câu thơ:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
(6) Chỉ ra và nhận xét về tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và biểu cảm
Bài làm:
(1) Bài thơ có bố cục như sau:
- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi ức vé bà.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ gắn liền vđi hình ảnh bếp lửa.
- Hai khổ tiếp theo: Suy ngẫm của cháu về bà.
- Khổ cuối: Tinh cảm của ngươi cháu đi xa không nguôi nhớ về bà.
(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ:" Chờn vờn sương sớm/ ấp iu nồng đượm".
Khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa” bởi lẽ hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
(3) Qua bài thơ em hình dung dược cuộc sống của hai bà cháu lúc bấy giờ vô cùng vất vả. Người bà phải làm lụng vất vả, một nắng hai sương, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho người cháu của mình. Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải "khô rạc ngựa gầy" mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn. Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu. Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Đó chính là những kỉ niệm về bà cũng thấm đậm yêu thương mà người cháu chẳng thể quên được.
(4) Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà: Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.
Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước những tháng ngày chiến đấu khắc nghiệt.
(5) Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa:
- Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ.
- Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
- Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã chuyển thành hình ảnh trừu tượng: ngọn lửa lòng bà. Ngọn lửa giờ đây là ngọn lửa tinh thần, mang một ý nghĩa khái quát. Đó là ngọn lửa của niềm tin, sức sống, là niềm yêu thương của bà.
(6) Thông qua biện pháp tự sự kết hợp miêu tả tác giả đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ của những năm tháng khó khăn bên bà đồng thời cũng thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sự hi sinh của bà dành cho cháu cũng như tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
Xem thêm bài viết khác
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
- Từ những hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ đặt ra cho thế giới loài người là gì?
- Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích
- Ví dụ 2...
- Từ bi kịch của Vũ Nương, hãy nêu lên những cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được kết cấu và nội dung chính của đoạn thơ
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
- Tìm từ Hán Việt có nghĩa tương đương ở mỗi từ ngữ sau
- Tìm đọc và ghi lại nghĩa của một số thuật ngữ giúp em hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên
- Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.