Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác
Đề bài: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác.
Bài làm
Lê Hữu Trác một vị danh y tên tuổi lừng lẫy. Làm quan dưới thời chúa Trịnh sau đó vì quá chán cảnh chế độ thối nát ông cáo quan về quê. Và từ đây ông bắt đầu công cuộc hành y cứu đời. Đến năm Cảnh Hưng 43 (1782) Lê Hữu Trác vào cung chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh cũng ra đời từ đó.
Vào Phủ Chúa Trịnh được coi là một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của Vua Chúa. Bằng sự quan sát tỉ mỉ trung thực, khéo léo ông đã gián tiếp cho người đọc thấy được cuộc sống con người trong xã hội thời bấy giờ.
Mở đầu đoạn trích là một sự kiện vô cùng chân thự cụ thể. Cái tài của nhà văn đó chính là tái hiện rất rõ sự việc về hoàn cảnh và thời gian. Kết hợp hài hòa giữa bút phát nghệ thuật khách quan với nghệ thuật gợi nhằm tô đậm thêm sự khẩn trương gấp gáp của các tuyến nhân vật. Những sự việc gắn chặt với nhân vật được nhà văn diễn tả qua những câu văn ngắn gọn xúc tích và nhẹ nhàng không thừa thãi. “Mồng một tháng 2. Sáng tinh mơ tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra là một người đầy tớ của quan Chánh đường…”. Chỉ bằng từng ấy câu chữ mà người đọc có thể nắm bắt rõ ràng tình huống diễn ra một cách cụ thể.
Đọc những câu văn này ta có cảm giác vô cùng lo âu hồi hộp nhưng lại xen có gì đó thất vọng ngạc nhiên. Nhịp kể chững lại bằng hai từ “thì ra” tạo nên sự tò mò để người đọc khám phá lại vừa tạo nên sự chân thật người thật việc thật. Người kể không hiện ra bởi hình dáng cụ thể mà chỉ thể hiện qua lời nói âm thanh. Chính sự xuất hiện của nhân vật tôi đồng thời là người dẫn chuyện khiến cho câu chuyện có cảm giác chân thực và thuyết phục hơn rất nhiều.
Cái hay của nhà văn Lê Hữu Trác đó chính là không hề cóp nhặt hay vay mượn lối truyện của người khác mà ông đi sâu vào khai thác những lời thoại nhân vật một cách tự nhiên. Để tăng thêm tính chân thực cho sự việc đồng thời mạch lạc câu chuyện nhà văn lần lượt diễn tả hành động từ đầy tớ đến nhân vật tôi một cách tuần tự. mạch văn vô cùng chặt chẽ nhờ sự logic này. Ban đầu người ta cảm thấy nhân vật tôi là người chủ động điều khiển mạch truyện nhưng không càng đọc ta mới càng cảm nhận nhân vật tôi cũng bị động khi bị cuốn vào hết việc này đến việc khác.
Đoạn trích mở đầu khiến cho người đọc vừa đồng cảm với nhân vật tôi vừa lại thấy sự mỉa mai châm biến sự lộng quyền của chúa Trịnh lúc bấy giờ.
Vào đến quang cảnh sinh hoạt trong phủ nhà văn lại càng miêu tả tỉ mỉ và chi tiết. Nó không chỉ có bề rộng mà còn có bề sâu với rất nhiều ngôn ngữ giàu sức gợi. Theo những gì ghi chép được thì khung cảnh bên trong phủ rất chi là tráng lệ mà không đâu có thể sánh bằng. Để vào được phủ phải trải qua rất nhiều hành lang quanh co nối tiếp nhau mỗi cửa đều có vệ sinh canh gác. Khuôn viên phủ chúa rộng, kiến trúc độc đáo, thiên nhiên kì thú, danh hoa đua thắm….. Bên trong là những đại đường, gác tía kiệu son , võng điều…. Đồ dùng của chía đa phần đều là sơn son thiếp vàng…. Đến được nội cung của thế tử phải trải qua 6 lần trướng gấm. Không đi sâu vào miêu tả chi tiết chỉ bằng những nét gợi Lê Hữu Trác đã góp phần tái hiện lên cuộc sống xa xỉ của vua chúa cũng như hàm ý phê phán kín đáo chúa Trịnh.
Không phải đi sâu vào mỉa mai châm biếm và cách tiếp cận vấn đề của tác giả tương đối nhẹ nhàng. Ban đầu là miêu tả khái quát vẻ đẹp tiếp sau đó là nhận xét, sau là ấn tượng cách bài trí… Mỗi lời đánh giá bình phẩm của tác giả lại vô cùng tinh tế chừng mực nhưng ẩn sâu trong đó lại là một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Ta có cảm nhận mỗi lần bước qua cửa phủ là một bức tranh vô cùng đa dạng với nhiều mảng màu tối sáng đậm nhạt xen kẽ và nối liền nhau. Có thể nói trong vai một người thầy thuốc nhân vật tôi đã bày tỏ những quan điểm và ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự xa hoa của phủ Chúa không hề làm nhân vật tôi trở nên bé nhỏ thậm chí nó còn tôn cao hơn nhân cách cũng như tài năng của vị hiền tài này. Đồng thời nó cũng ngầm chê trách một hệ thống quan lại bất tài ăn bám bên trong,
Nói về đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có thể nói nhà văn Lê Hữu Trác đã vô cùng thành công. Với bút pháp tinh tế của mình nhà văn đã miêu tả một bức tranh xã hội vô cùng chân thực với những mảng màu đa dạng đồng thời ngầm phê phán sự rối ren thối nát của xã hội lúc bấy giờ.
=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì KhoaHoc có dàn ý để các bạn dễ viết bài.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát những điều cần biết về tác phẩm cũng như tác giả Lê Hữu Trác và giá trị hiện thực thông qua tác phẩm.
2. Thân bài
Bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa giàu sang trong phủ Chúa thông qua nét vẽ mộc mạc của nhà văn:
- Cảnh vật phủ chúa lộng lẫy xinh xắn làm sao: Những cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa chen đua thăm…. Lầu son gác tía, kiến trúc đồ sộ công phu…. Một sự sa hoa tráng lệ mà không ở đâu có được.
- Trong nội cung những thứ Chúa dùng đều là vật quý hiếm như: mâm vàng, ghế rồng, sập vàng…. Toàn những thứ nhân gian chưa từng thấy. NÓ cao sang đến mức khiến tác giả phải trầm trồ khen ngợi “Cả trời Nam Sang nhất là đây”. Nó đối lập với đời sống muôn dân lầm than cơ cực => làm nên giá trị của tác phẩm….
- Cung cách sinh hoạt: Để vào được hậu cung phải đi quan nhiều cửa hành lang gấp khúc thủ tục rườm rà. Cứu người chữa bệnh mà phải chờ đợi vì thành thượng đang ngự ở đó.
- Nơi ở của thế tử cũng phải đi qua 5-6 trướng gấm tối om và thiếu sinh khí. Bệnh của thế tử chỉ là do ăn quá no mặc quá ấm mà thành… Và cơ thể héo hon gầy mòn đó là do lối sống xa hoa thiếu khí thiên nhiên…
=> Phê phán lối sống xa hoa, quan cách tiếm quyền và ăn hại của chế độ bấy giờ nó đối lập với đời sống khổ cực của người dân…
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
- Bài văn: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học bài mẫu 1
- Văn mẫu 11 bài viết số 2 đề 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tế Xương
- Văn mẫu: Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 11 (4 đề)
- Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
- Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong Hạnh phúc của một tang gia
- Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.
- Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên
- Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác
- Bài văn: Phân tích cuộc đời của Chí Phèo sau khi ra tù đến khi gặp Thị Nở bài mẫu 1
- Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình