Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê
Câu 2: Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê
Bài làm:
Qua truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi đau trong tâm hồn Thủy, đó là còn những tổn thương sâu sắc của Thành khi chứng kiến những đổ vỡ của gia đình.
Thành là một người anh trai rất mực yêu thương và chiều chuộng em gái. Trước giây phút phải chia xa, những kỉ niệm về tuổi thơ của hai anh em lại ùa về Thành lớn lên trong cuộc sống hạnh phúc bên bố mẹ và em gái. Thành và em rất yêu thương nhau, luôn quan tâm và bảo vệ lẫn nhau. Chiều nào em cũng đi đón Thủy đi học và hai anh em. Khi thấy em gái khâu áo cho mình, Thành bỗng tháy ân hận khi mải chơi với bạn mà không để ý đến em. Đó là tình cảm anh em thật đáng trân trọng bởi không có tình cảm nào đáng quý hơn tình thân thiết ruột thị trong gia đình
Thành còn là cậu bé sống nội tâm và có trái tim yêu thương sâu sắc. Tình cảm cha mẹ rạn nứt, hai anh em chia đôi theo bố và mẹ. Tác giả đã rất khéo léo lựa chọn ngôi kể là nhân vật Thành, để em chứng kiến mọi chuyện xảy ra trong một nỗi đau như khứa sâu vào tâm hồn đứa trẻ mới lớn. Khi biết Thủy khóc nức nở trong đêm, Thành đã “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to” thế nhưng “nước mắt cứ tuôn ra như suối”. Thành không muốn để em gái nghe thấy tiếng khóc của mình, em muốn tỏ ra mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho Thủy trong lúc này. Nhưng những giọt nước mắt trào ra như tận cùng của nỗi đau, em thấu hiểu được sự mất mát trong tâm hồn khi cuộc chia xa này có thể là mãi mãi. Và rồi em ngồi lặng im bên Thủy trong buổi sáng sớm, bởi em chỉ muốn tranh thủ từng phút giây được ở bên em gái. Khi mẹ yêu cầu phải chia đồ chơi, Thành đã nhường hết cho em gái. Hai anh em đùn đẩy cho nhau vì không ai muốn những món đồ chơi phải xa cách như chúng. Thành cố tỏ ra vui vẻ nhưng em cũng đã khóc, khóc khi chứng kiến đứa em nhỏ tội nghiệp đau đớn khi phải chia lìa. Tác giả đã hai lần nhắc đến khung cảnh khi hai anh em ngồi lặng im trong buổi sáng sớm và khi ra khỏi lớp học, đó là cảnh vật vẫn vui tươi và dòng người qua lại vẫn như ngày thường. Dường như chẳng có ai có thể cảm nhận nỗi đau, sự mất mát trong lòng hai đứa trẻ, chúng cô đơn và yếu đuối giữa cuộc sống rộng lớn này.
Nhưng dù kiên cường và mạnh mẽ chịu đựng đến đâu, trước giờ phút chia tay em gái và mẹ, Thành đã không thể kìm nén nổi những cảm xúc dâng lên trong lòng. Em khóc nấc lên, nước mắt trào ra. Giọt nước mắt cay đắng của trẻ thơ khiến chúng ta không khỏi xót xa. Vì những sai lầm, ích kỉ của người lớn khiến các em phải chịu nỗi đau thương và mất mát quá lớn trong tâm hồn.
Nhân vật Thành đã cho người đọc cảm nhận rõ từng trạng thái cảm xúc, giúp cho người đọc dường như đang thực sự chứng kiến sự việc. Những tâm trạng, cảm xúc của em khiến chúng ta thấy được nỗi đau trong tâm hồn cậu bé khi phải chia li em gái và chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình. Qua đó, tác giả như muốn gửi gắm đến mọi người lời nhắn nhủ, hãy trân trọng và gìn giữ hạnh phúc gia đình bởi đó là điểm tựa và bến đỗ bình yên của mỗi người
Xem thêm bài viết khác
- Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó
- Nội dung chính bài: Mạch lạc trong văn bản
- Kể cho bố mẹ nghe một ít chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy đước sử dụng.
- Trình bày cảm nghĩ của em khi đọc bài Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
- Soạn văn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Nội dung chính bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ
- Tìm thêm những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước
- Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ
- Đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép chủ đề thiên nhiên
- Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta. Hãy chứng minh bằng một bài văn ngắn