Câu hỏi phần chuẩn bị bài Cô bé bán diêm
1. Chuẩn bị
- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích
- Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)
Bài làm:
Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:
+ Hoàn cảnh đáng thương của cô bé
+ Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi
+ Lần quẹt diêm thứ hai :bàn ăn và con ngỗng quay
+ Lần quẹt diêm thứ ba :cây thông noel
+Lần quẹt diêm thứ tư: bà
+Lần quẹt diêm cuối cùng :quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.
+ Cùng bà đi về với chúa Trời
Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm:
- Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phài xa ngôi nhà đầm ấm để xuii rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha
- Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm
- Tính cách: hiền lành, ngoan ngoan
Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:
- Lần 1: hiện lò sưởi
- Lần 2: hiện 1 bàn đầy đồ ăn
- Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy
- Lần 4,5: hiện lên hình ảnh người bà
Ý nghĩa thông điệp: thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.
Tìm hiểu về Hans Christian Andersen: Ông sinh tại Odense, Đan Mạch (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875); tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C. Andersen. Cha của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người chăm chỉ làm lụng để nuôi gia đình của mình.
Những câu chuyện cổ tích của Andersen, gồm 156 câu chuyện trong chín tập và được dịch ra hơn 125 ngôn ngữ, đã trở thành văn hóa ăn sâu vào tâm thức tập thể người phương Tây , dễ tiếp cận với trẻ em, nhưng thể hiện những bài học về đức tính và sự kiên cường khi đối mặt nghịch cảnh đối với độc giả trưởng thành. của ông hầu hết các câu chuyện cổ tích nổi tiếng bao gồm " Bộ quần áo mới của hoàng đế ", " The Little Mermaid ", " The Nightingale ", " Chú lính chì dũng cảm ", " The Red Shoes ", " Nàng công chúa và hạt đậu ", "'" Cô bé bán diêm ' và ' Thumbelina
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Điều không tính trước
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tóm tắt văn bản thông tin trang 102
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 43
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Gấu con chân vòng kiềng
- Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh tử làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.
- Câu hỏi cuối bài Bức tranh của em gái tôi
- Câu hỏi giữa bài Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt trang 97
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống trang 60