Công nghệ 8 VNEN bài 10: Truyền và biến đổi chuyển động
Giải bài 10: Truyền và biến đổi chuyển động - Sách VNEN công nghệ lớp 8 trang 56. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
- Tại sao trong máy móc, thiết bị cần phải có cơ cấu truyền chuyển động?
- Tại sao trong máy móc, thiết bị cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động?
- Trong các cơ cấu truyền chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại truyền động nào?
- Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại chuyển động nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí
Trả lời câu hỏi sau:
1. Chuyển động ban đầu của máy khâu đạp chân là bàn đạp, hãy mô tả dạng chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, vô lăng, kim của máy khâu.
2. Mô tả dạng chuyển động của pit tông, thanh truyền, trục khuỷu của động cơ đốt trong.
2. Một số cơ cấu truyền chuyển động
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong các truyền động trên, có loại truyền động nào không thể truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc với nhau?
2. Loại truyền động nào thường sử dụng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau.
3. Đối với truyền chuyển động đai, trong trường hợp nào thì cần phải dùng loại đai có răng?
3. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
Điền các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp:
Quay, tịnh tiến, lắc, vừa tịnh tiến vừa quay, vừa tịnh tiến vừa lắc
Hình 10.3a. Ở cơ cấu tay quay - con trượt, khi tay quay một quay tròn thì thanh truyên 2 sẽ chuyển động ....(1)......; còn con trượt 3 sẽ chuyển động ....(2).......
Hình 10.3b. Ở cơ cấu trục vít me - đai ốc, khi trục vít me quay tròn thì đai ốc sẽ chuyển động ....(3).......
Hình 10.3c. Ở cơ cấu tay quay - thanh lắc, khi tay quay quay tròn thì thanh bị dẫn sẽ chuyển động ......(4).......
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu trục vít me - đai ốc
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc
C. Hoạt động luyện tập
1. Quan sát hình 10.4
2. Trả lời các câu hỏi sau:
Điền tên loại cơ cấu biến đổi chuyển động cho trong hình 10.3 vào các ô tương ứng với các sản phẩm cơ khí ở trên hình 10.4 vào bảng 10.1
Sản phẩm | Loại cơ cấu ứng dụng |
Vam | Cơ cấu trục vít me - đai ốc |
Ghế gấp | |
Kích xe ô tô | |
Cơ cấu đóng mở cánh cống | |
Ê tô |
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu bánh răng - thanh răng
D. Hoạt động vận dụng
- Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các bộ phận chuyển động trong các máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương, trong gia đình
- Đề xuất phương án truyền động từ động cơ xe máy hoặc xe công nông tới bộ phận khác để làm nhiệm vụ như: bơm nước, xát gạo, xay bột, thái sắn...
Xem thêm bài viết khác
- Kể tên các hoạt động gia công cơ khí có ở địa phương. Xếp các hoạt động đó theo các phương pháp gia công bằng tay, bằng máy, có phoi, không phoi?
- Để có một mạng điện sử dụng trong gia đình, em vẽ sơ đồ nguyên lí hay sơ đồ lắp đặt trước? Vì sao?
- Hoàn thiện sơ đồ hình 4.1; 4.2
- Nêu vai trò của điện năng trong sinh hoạt và sản xuất tại gia đình và địa phương
- Hoàn thiện bảng 4.4 để tích lũy thêm từ vững bằng tiếng anh về bản vẽ kĩ thuật
- Trong gia đình em có những đồ dùng điện nào vào thuộc loại đồ dùng gì?
- Các phương pháp gia công hàn, đúc, rèn có được xếp vào nghề nguội không? Vì sao? Chất lượng sản phẩm của nghề nguội phụ thuộc chủ yếu vào kĩ năng nghề của người thợ hay phụ thuộc vào dụng cụ?
- Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất chung?
- Nêu ví dụ các đồ vật, chi tiết, kết cấu có trong thực tế sử dụng các loại vật liệu cơ khí đã được liệt kê ở trên
- Nghiên cứu tính chất của vật liệu cơ khí nhằm mục đích gì? Khi chọn vật liệu làm dây dẫn điện cần quan tâm đến tính chất nào nhất?
- Hãy lập quy trình chế tạo dao dưới dạng sơ đồ khối?
- Việc quy định chiều rộng của nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ hay không?