[CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 2: Bài ca hòa bình
Giải SBT Âm nhạc 6 bài 2: Bài ca hòa bình sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nội dung bài gồm:
HÁT
1. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ có tính chất âm nhạc như thế nào?
a. nhẹ nhàng, tha thiết
b. mạnh mẽ, hùng tráng
c. trong sáng, phù hợp với nhịp đi/ thể loại hành khúc
2. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ có nội dung viết về điều gì?
a. tình bạn trong sáng, luôn quan tâm giúp đỡ nhau
b. ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình
c. tình yêu thương cha mẹ và những người thân trong gia đình
d. môi trường sống cần được chung tay bảo vệ sạch đẹp
3. Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ được viết với hình thức mấy đoạn?
a. hai đoạn b. ba đoạn c. một đoạn
4. Em hãy cho biết nhạc sĩ nào đã sáng tác bài Tiếng chuông và ngọn cờ?
a. Hoàng Long b. Hàn Ngọc Bích
c. Phạm Tuyên d. Phan Nhân
5. Nêu cảm nhận của em về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
Trả lời:
1. c
2. b
3. a
4. c
5. Cảm nhận của em về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ: mang lại, cho em cảm nhận được được ước mơ về một thế giới hòa bình, mong muốn gắn kết tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
6. Hãy viết lại kí hiệu âm băng hệ thông chữ cái theo hệ thống 1 (SGK trang 14).
7.Hãy viết lại tên nốt bằng hệ thống chữ cái cho mẫu giai điệu sau:
NHẠC CỤ
8. Tạo hai mẫu tiết tấu, sau đó thể hiện bằng nhạc cụ gõ mà em thích.
9. Hãy tạo mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
10. Em hãy thực hiện vận động cơ thể theo mẫu sau:
11. Em hãy thỏi mẫu giai điệu dưới đây bằng sáo recorder:
12. Em hãy thỏi mẫu giai điệu dưới đây bằng kèn phím:
ĐỌC NHẠC
13. Em hãy đọc và chép lại mẫu giai điệu dưới đây.
14. Hãy tạo mẫu tiết tấu để gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 2 (SGK trang 17)
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC - NGHE NHẠC
15. Em hãy viết những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao.
16. Em hãy liệt kê một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
17. Hãy nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Tiến về Hà Nội.
18. Bài hát Tiến về Hà Nội có tính chất âm nhạc như thế nào?
a. nhịp đi, hào hùng
b. vui tươi, trong sáng
c. trữ tình, sâu lắng
19. Bài hát Tiên về Hà Nội có nội dung viết về điều gì?
a. khung cảnh lao động
b. khung cảnh ngày lễ hội
c. hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về
20. Hãy tạo mẫu tiết tấu để gõ đệm cho bài Tiến về Hà Nội.
Trả lời:
15. Những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao:
- Ông là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ “cánh chim đầu đàn” có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông nổi bật trong lĩnh vực ca khúc với nhiều bài có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật. Ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao phong phú với nhiều thể loại như trữ tình, hành khúc, chính ca,…
- Ca khúc của Văn Cao luôn mang tính nhân văn sâu sắc, thấm đượm tình yêu cuộc sống và thể hiện khát vọng hoà bình, độc lập, tự do của dân tộc.
- Với những công lao đối với đất nước và nền âm nhạc Việt Nam, năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
16. Một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao:
- Các bài trữ tình như: Thiên Thai, Suối mơ, Làng tôi, Mùa xuân đầu tiên,...
- Các bài hành khúc như: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Tiến về Hà Nội,...
17. Cảm nhận của em khi nghe bài hát Tiến về Hà Nội: sự tự hào dân tộc trong không khí khi thủ đô Hà Nội tưng bừng chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.
18. a
19. c
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 5: Bài ca lao động
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 7: Giai điệu năm châu
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 8: Ca khúc tình bạn
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 1: Vui bước đến trường
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 4: Khúc hát quê hương
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 6: Cùng vui hòa ca
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 3: Biết ơn thầy cô
- [CTST] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 2: Bài ca hòa bình