Đáp án câu 2 bộ đề ôn tập HK1 môn Địa lớp 12
Bài làm:
Đề bài:
Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của một nước gồm những bộ phận nào? Trình bày phạm vi lãnh thổ của nước ta?
Hướng dẫn trả lời
a, Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm: vùng đất và vùng trời. Ngoài ra, đối với những nước nào giáp biển thì còn có thêm vùng biển (ví dụ như Việt Nam).
b, Phạm vi lãnh thổ của nước ta bao gồm: Vùng trời, vùng đất và vùng biển. Cụ thể của từng vùng như sau:
- Vùng trời: Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Vùng đất: Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331. 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi 4.500 km đường biên giới và 3260 km đường bờ biển. Ngoài ra, nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
- Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí - là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…
- Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở - là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định.
- Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 14
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 315
- Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2020 (mã 304) - đề chuẩn của bộ giáo dục
- Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2020 (mã 301) - đề chuẩn của bộ giáo dục
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 302
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 310
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 315
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 24
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 25
- Đề 9: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018
- Đề và đáp án môn Địa mã đề 303 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Địa lí mã đề 308