Đáp án câu 3 bộ đề ôn tập HK1 môn Địa lớp 12

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

Đề bài

Câu 3: Trình bày cụ thể đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Hướng dẫn trả lời

a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích

  • Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía tây – tây bắc. Hệ thống núi kéo dài từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ với chiều dài khoảng 1400km.
  • Đồng bằng: chỉ chiếm ¼ diện tích, trong đồng bằng còn nhiều núi sót, ở nhiều nơi núi ăn ra sát biển.

- Chủ yếu là đồi núi thấp:

  • Địa hình đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích. Nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích.
  • Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích lãnh thổ.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình nước ta là địa hình cổ được trẻ lại trong tân sinh

- Địa hình mang tính phân bậc rõ nét

- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

  • Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung: thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

- Trong cấu trúc địa hình Việt Nam có sự tương phản và thống nhất giữa các dạng địa hình

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ở miền núi

  • Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thúc đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạo thành địa hình caxto với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô,…
  • Tại các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen các thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng

d. Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người

Chính tác động của con người làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày cảng bị giảm đi đáng kể dẫn đến hiện tượng xâm thực, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển).

  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021