Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Ngữ văn số 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 4
Khoahoc.com xin giới thiệu bài Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn lớp 4. Đề được soạn theo chương trình mới nhất của bộ GD nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức giúp các em làm bài thi tốt nhất và đạt được điểm số cao. Chúc các em học tốt.
Đề 2: Kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 4
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới:
HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC
Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi:
– Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
– Con không thấy ạ!
– Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.
Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu:
– Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đá phải trầm trồ: đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
Theo Uyên Khuê
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?
- Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
- Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.
- Đàn đến mức ngất xỉu.
2. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên?
- Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình.
- Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.
- Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.
3. Nội dung câu chuyện này là gì?
- Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.
- Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì tập luyện đàn.
- Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Điền d/gi vào chỗ trống cho phù hợp:
Cánh …iều no ... ó
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
…iều thành trăng vàng.
2. Đọc đoạn văn sau, viết lại các câu kể Ai làm gì? và tìm chủ ngữ của các câu đó.
Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay.
3. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì?
a. Cậu bé Bét-tô-ven
b. Thầy giáo của cậu
4. Chia các từ phức dưới đây thành hai nhóm từ ghép và từ láy:
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt,vui lòng, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng,vui tai, vui tính, vui tươi; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi.
Từ ghép | Từ láy |
III. TẬP LÀM VĂN: Chiếc bút chì là một đồ dùng học tập thân thiết đối với em. Hãy tả lại chiếc bút chì của em.
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU: Mỗi câu đúng cho 0,5đ
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | A | C | A |
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Điền d/gi: 1đ
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.
2. Xác định các câu kể Ai làm gì ?và tìm chủ ngữ của các câu đó: 2đ
Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu /đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc.
Cha cậu /đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông.
Cậu /sốt sắng ngồi vào đàn ngay.
3. Đặt câu với các từ ngữ để có câu kể Ai làm gì?2đ
- Cậu bé Bét-tô-ven luyện tập chăm chỉ.
- Thầy giáo của cậu đã dạy cho cậu tính kiên nhẫn.
III. TẬP LÀM VĂN: 3,5đ
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà.
- Đầu năm học lớp bốn, bố mua cho.
- Bàn được đặt gần cửa sổ.
2. Thân bài: Tả chiếc bàn
+ Tả bao quát
- Bàn dính liền với ghế.
- Xếp lại được, rất gọn.
- Bàn có dáng vuông vức.
- Bề ngang 4 tấc, dài 5 tấc.
+ Tả từng bộ phận:
- Mặt bàn nhẵn bóng, màu vàng đồng, có rãnh ở góc phải.
- Hộc bàn dính bên dưới bàn.
- Bàn được nối với ghế bằng những thanh inox.
- Bên hông có hai ốc chuồn chuồn để chỉnh độ nghiêng.
- Chiếc ghế có bọc lớp nệm mỏng.
- Âm thanh lạch cạch phát ra mỗi khi mở, xếp bàn học rất gãy gọn.
- Bàn rất tốt và chắc.
+ Công dụng:
- Bàn giúp em học tập, rèn luyện chữ viết.
- Dùng bàn đúng theo thời khóa biểu.
3. Kết bài
- Bàn là người bạn thân thiết của em.
- Luôn giữ bàn sạch, không bị trầy xước ở mặt bàn.
Bài tham khảo
Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn như các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này
Bút chì của em là bút chì Thiên Long, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa, dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được. Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh. Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy. Phần chì than lộ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.
Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.
Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới. Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.