Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 9 năm 2022 Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử 2022

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 9 năm 2022 có đáp án được KhoaHoc đăng tải trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử

Câu 1. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội vào ngày nào?

A. Ngày 10/10/1954.

B. Ngày 10/10/1955.

C. Ngày 11/10/1954.

D. Ngày 11/10/1955.

Câu 2. Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện?

A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.

B. Để lại quân đội ở miền Nam.

C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.

D. Bồi thường chiến tranh.

Câu 3. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mỹ có hành động gì?

A. Mỹ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam.

B. Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam thay quân Pháp.

C. Biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ.

D. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang lan xuống ở Đông Nam Á.

Câu 4. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có việc làm gì để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nông dân miền Bắc?

A. Cải cách ruộng đất.

B. Đưa nông dân vào hợp tác xã.

C. Tặng tiền thưởng cho nông dân.

D. Khuyến khích nhân dân sản xuất.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất là nhu cầu quan trọng và cần thiết nhất đối với người dân. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” chia ruộng đất cho nông dân, để cho nông dân sở hữu tư liệu sản xuất, từ đó có thể kích thích sản xuất phát triển, xây dựng lại nền nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Câu 5. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào?

A. Đấu tranh chính trị chống Mỹ-Diệm.

B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 6. Nội dung nào không phải là mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mỹ-Diệm?

A. Đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm.

Câu 7. Tháng 8/1954, ở Sài Gòn-Chợ Lớn diễn ra phong trào đấu tranh nào của nhân dân miền Nam?

A. Phong trào hòa bình.

B. Phong trào tố cộng diệt cộng.

C. Phong trào chống trưng cầu dân ý.

D. Phong trào chống bầu cử quốc hội.

Câu 8. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời sau

A. Sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

B. Thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi” của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam.

C. Sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 9. Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ còn mở rộng chiến tranh ở đâu?

A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Toàn Đông Dương.

Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh

A. Thực dân kiểu cũ.

B. Thực dân kiểu mới.

C. Ngoại giao.

D. Kinh tế.

Câu 11. Những lực lượng nào tham gia chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

A. Quân Mỹ.

B. Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân Mỹ, quân Anh.

D. Quân Mỹ, quân Pháp.

Câu 12. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ là gì?

A. Nhiều máy bay.

B. Nhiều xe tăng.

C. Quân số đông, vũ khí hiện đại.

D. Thực hiện nhiều chiến thuật mới.

Câu 13. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào?

A. Ấp Bắc.

B. Vạn Tường.

C. Bình Giã.

D. Đồng Xoài.

Câu 14. Trận Vạn Tường có ý nghĩa lịch sử là

A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

B. Buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược khác.

C. Đánh bại Mỹ về quân sự.

D. Được coi là Ấp Bắc đối với Mỹ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Câu 15. Trận Vạn Tường thể hiện khả năng nào của quân ta?

A. Không thể đánh thắng Mỹ bằng quân sự.

B. Chiến thắng quân Mỹ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

C. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận chính trị.

D. Chiến thắng Mỹ trên mặt trận ngoại giao.

Chiến thắng Vạn Tường đã cho thấy năng lực quân sự của ta. Nổi bật là bài học lớn về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và sự kết hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương; giữa tiến công tiêu diệt địch của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ; giữa tiêu diệt chủ lực địch với chống phá “bình định”; thể hiện tư duy nhạy bén trong nghệ thuật chỉ huy, điều hành chiến dịch của Bộ Tư lệnh Quân khu 5; tinh thần chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Quảng Ngãi anh hùng.

Câu 16. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tình hình miền Nam như thế nào?

A. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ rút khỏi nước ta, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng.

B. Quân Mỹ vẫn còn ở lại miền Nam.

C. Quân các nước trung lập tiến vào nước ta.

D. Chính quyền Sài Gòn sụp đổ.’

Câu 17. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng nhất của miền Bắc là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B. Khôi phục và phát triển kinh tế.

C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam.

D. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 18. Những biểu hiện nào chứng tỏ sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở miền Nam?

A. Giữ lại cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự.

B. Tiếp tục để lại lực lượng quân đội ở miền Nam.

C. Dùng thủ đoạn ngoại giao để cô lập ta.

D. Dùng thủ đoạn chính trị để lừa bịp ta.

Sau Hiệp định Pa-ri 1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục vi phạm Hiệp định, đặc biệt, Mỹ vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn cho chính quyền Sài Gòn, lập Bộ chỉ huy quân sự và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để chống lại quân dân ta, âm mưu của Mỹ là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thực hiện trước đó.

Câu 19. Nội dung nào không phải là hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri năm 1973 của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

A. Tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.

B. Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.

C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. Chuẩn bị thay thế Tổng thống chính quyền Sài Gòn.

Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là

A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Chuyển cách mạng nước ta sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.

Năm 1973, tình hình miền Nam có sự thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta, thực hiện Hiệp định Pa-ri Mỹ rút quân về nước, tuy nhiên chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại, vì vậy tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầ thứ 21, Đảng ra vẫn nêu rõ cách mạng miền Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 21. Trong hơn 20 năm từ năm 1954 đến năm 1975 tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu gì?

A. Xây dựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.

B. Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. Xây dựng xong cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. Xây dựng xong cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản.

Câu 22. Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ là

A. Miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn.

B. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

C. Miền Bắc không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại.

D. Miền Bắc chịu ảnh hưởng không đáng kể từ cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 23. Nội dung nào không phải của tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau khi hoàn toàn giải phóng (1975)?

A. Chế độ thực dân mới của Mỹ cùng bộ máy chính quyền Trung ương Sài Gòn bị sụp đổ.

B. Cơ sở của chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

C. Cơ sở của chính quyền thực dân cũ vẫn tồn tại.

D. Những di hại xã hội của xã hội cũ vẫn còn tồn tại.

Câu 24. Nội dung nào không phải là những khó khăn về kinh tế miền Nam gặp phải sau khi giải phóng?

A. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá.

B. Nhiều bom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng.

C. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

D. Các thế lực phản động vẫn còn hoạt động chống phá.

Câu 25. Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh

A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp.

B. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

C. Nền kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm.

D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Câu 26. Việt nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

A. Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước có nhiều thay đổi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giơi sụp đổ, Liên Xô tan rã, phong trào cách mạng thế giới thoái trào.

C. Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

D. Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, khủng bố vẫn diễn ra ở một số khu vực.

Câu 27. Đại hội nào của Đảng ta mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước?

A. Đại hội V (1982).

B. Đại hội VI (1986).

C. Đại hội VII (1991).

D. Đại hội VIII (1996).

Câu 28. Ba chương trình kinh tế nào được đưa ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990?

A. Nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Vườn – ao - chuồng.

C. Lương thực – thực phẩm – hàng xuất khẩu.

D. Lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Câu 29. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh.

C. Xây dựng một bước về cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chỉ có một thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế nhà nước,do chủ quan duy ý chí, tình trạng quan liêu bao cấp nên kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trì trệ, năm 1986, đại hội VI đề ra chủ trương đổi mới, trong đó, về kinh tế ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 30. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới chính trị là

A. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế - chính trị đến tổ chức.

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng con người mới.

D. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới về chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đáp án đề thi Sử lớp 9 học kì 2 năm 2022

1-A

2-A

3-A

4-A

5-A

6-D

7-A

8-C

9-A

10-B

11-B

12-C

13-B

14-D

15-B

16-A

17-A

18-A

19-D

20-A

21-A

22-B

23-C

24-D

25-D

26-A

27-B

28-D

29-D

30-B

Đề thi học kì 2 môn Sử lớp 9 năm 2022 được KhoaHoc sưu tầm và đăng tải liên tục nhằm mang đến những đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất từ nhiều điểm trường trên khắp cả nước. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử 2022 gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố, ôn luyện kiến thức môn Lịch sử 9 đã được học và làm quen với cấu trúc bài kiểm tra cuối kì 2 lớp 9 nhằm đạt được kết quả tốt trong bài thi của bản thân.

Tài liệu tham khảo khác