Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Nhận xét về quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản, so sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức.
2. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản những năm 1929 – 1939
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Nhận xét về quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản, so sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức (thời gian, việc sử dụng bộ máy chính quyền đang tồn tại,…).
- Nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thông qua hình 18, 19.
- Cho biết vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
Bài làm:
Về quá trình phát xít ở Nhật:
Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa là quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn. Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa diễn ra trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:
- Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị như ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác...
- Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại.
Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài vì:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.
- Để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với sản xuất và con người.
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
- Theo em, nước nào thu lợi nhiều nhất do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại. Vì sao?
- Trao đổi với người thân hoặc tìm thông tin để giải thích: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có phương châm "sống chung với lũ"
- Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?
- Quan sát thông tin hình 2, hãy: Kể tên các nước thuộc ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian. Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN
- Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào năm nào? Đến Mĩ vào năm nào?
- Đọc thông tin, hãy tìm những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh. Cho biết nguyên nhân của sự phát triển đó
- Soạn bài 26: Sông ngòi Việt Nam
- Nhận xét chung về đăc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta. Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
- Đọc bản tin thời tiết ngày 16-01-2016 ở hai khu vực sau đây, hãy chỉ ra những điểm khác biệt về thời tiết ở hai khu vực trên. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt như vậy?