Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 2: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Bài làm:
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
=> Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những điểm chung và điểm riêng của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
- Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước,năm giành độc lập?
- Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
- Vì sao Đông Kinh Nghĩa Thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX?
- Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?
- Dựa vào lược đồ hình 13 hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX?
- Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939?