Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?
Bài làm:
Theo em, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Song, nếu pháp luật là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này....
Nếu pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh.
Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị những hành động vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội.
Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự trừng giới bên ngoài hay sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa.
Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 3 trang 8 sgk Giáo dục công dân 9 Giải GDCD 9 bài 2
- Do muốn có tiền tiêu xài, Nam học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Bài 3 trang 55 sgk Giáo dục công dân 9
- Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?
- GDCD 9: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 1)
- Giải GDCD 9 bài 17 câu 4 Giải GDCD 9 Bài 17
- Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ, tính kỉ luật và việc làm nào không? Tại sao? Bài 1 trang 11 sgk GDCD 9
- Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Giải GDCD 9 bài 17 câu 1
- Câu 4 bài 18 GDCD 9 Bài 4 trang 68 sgk Giáo dục công dân 9
- Em hãy nêu ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố? Bài 1 trang 22 sgk GDCD 9
- Giải GDCD 9 Bài 17 GDCD 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo ? Vì sao ?