Giải bài 57 vật lí 9: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD
Cách nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn săc bằng đĩa CD như thế nào ? Để hiểu rõ về cách nhận biết này, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn .
I. Chuẩn bị
1. Dụng cụ
- Một đèn có dây tóc đặt trong chao đèn, có thể che bằng những tấm lọc màu khác nhau.
- Một bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam
- Một đĩa CD.
2. Về lý thuyết
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.
- Ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.
- Có nhiều cách phân tích ánh sáng (dùng lăng kính, dùng đĩa CD,...)
II. Nội dung thực hành
1. Lắp rắp thí nghiệm
- Lần lượt chắn các tấm kính lọc màu trước đèn rồi đưa đĩa CD vào chùm ánh sáng ló ra. Quan sát ánh sáng phản xạ để có thể rút ra những nhận xét cần thiết.
- Thí nghiệm phải làm trong phòng tối hoặc trong một cái hộp to bằng bìa cứng.
2. Phân tích kết quả
Trong ánh sáng phản xạ có những màu nào? Từ đó rút ra kết luận, ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc hay ánh sáng không đơn sắc.
III. MẪU BÁO CÁO
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD
Họ và tên:................ Lớp:...................
1. Trả lời câu hỏi
a) Ánh sáng đơn sắc là gì ?
Hướng dẫn:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.
b) Ánh sáng không đơn sắc là gì ?
Hướng dẫn:
Ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.
c) Trình bày cách nhận biết ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD
Hướng dẫn:
Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD (nếu không có đĩa CD thì có thể dùng con tem hình tròn dán ở sau sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục). Quan sát ánh sáng phản xạ. Cần nghiêng đi nghiêng lại mặt đĩa để thay đổi góc tới của chùm sáng trên mặt đĩa. Chú ý là chỉ cho ánh sáng cần phân tích (không cho ánh sáng khác) chiếu vào mặt đĩa.
- Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc
- Nếu phát hiện ra trong ánh sáng phản xạ có những ánh sáng màu khác nhau thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc.
2. Kết quả
a) Màu của các ánh sáng được phân tích ra từ các ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu khác nhau
Bảng 1
Kết quả quan sát Lần thí nghiệm | Các màu của ánh sáng được phân tích ra | Ánh sáng màu được tạo ra nhờ tấm lọc là đơn sắc hay không đơn sắc |
Với tấm lọc màu đỏ | Màu đỏ | Đơn sắc |
Với tấm lọc màu vàng | Màu vàng | Đơn sắc |
Với tấm lọc màu lục | Màu lục | Đơn sắc |
Với tám lọc màu lam | Màu lam | Đơn sắc |
b) Kết luận chung về sự đơn sắc hay không đơn sắc của ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu
Kết luận: Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc
Xem thêm bài viết khác
- Từ kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết mối liên hệ giữa công A và công suất P.
- Hình 23.4 cho ta hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó, hãy vẽ các đường sức từ của nó.
- Từ bảng 2 SGK, hãy cho biết mỗi số đếm của công tơ (số chỉ cử công tơ tăng thêm một đơn vị) ứng với lượng điện năng đã sử dụng là bao nhiêu?
- Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không ? Như vật pin hoạt động được có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng hay không ? sgk Vật lí 9 trang 148
- Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?
- Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.
- Giải bài 40 vật lí 9: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 44.3 sgk Vật lí 9 trang 120
- Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5.
- Hướng dẫn giải câu 3 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Hãy thử tìm thêm những lợi ích khác của việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Vẽ ảnh của một vật có dạng một đường thẳng, đặt vuông góc với trục chính của vật kính sgk Vật lí 9 trang 127