Giải bài 7 hóa học 9: Tính chất hóa học của bazơ
Bài học này trình bày nội dung: Tính chất hóa học của bazơ. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
A - Kiến thức trong tâm
1. Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit tạo
Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 →(to) CuO + H2O
2Fe(OH)3 →(to) Fe2O3 + 3H2O
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 25 SGK)
Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.
Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.
Câu 2.(Trang 25 SGK)
Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào
a) tác dụng được với với dung dịch HCl.
b) bị nhiệt phân hủy.
c) tác dụng được CO2.
d) dổi màu quỳ tím thành xanh.
Viết các phương trình hóa học.
Câu 3.(Trang 25 SGK)
Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.
Câu 4.(Trang 25 SGK)
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Câu 5.(Trang 35 SGK)
Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.
Xem thêm bài viết khác
- Giải thí nghiệm 1 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải câu 1 bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon sgk trang 177
- Giải câu 2 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
- Giải câu 2 bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải câu 1 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Giải câu 6 bài 26: Clo
- Giải câu 6 bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
- Giải câu 11 bài 26: Clo
- Giải câu 6 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 2
- Giải câu 3 bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Giải câu 4 bài 37: Etilen
- Giải câu 6 bài 18: Nhôm