Giải câu 1 bài 2: Một số oxit quan trọng (Tiết 1)
Câu 1.(Trang 9/SGK)
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau?
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
Bài làm:
a)Nhận biết hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
- Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch :NaOH và Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:
- Nếu ở dung dịch nào xuất hiện vẩn đục thì đó là dung dịch Ca(OH)2 =>chất ban đầu là CaO
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
- Nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.
2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)
b) Nhận biết hai chất khí không màu là CO2 và O2.
- Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- Giải câu 6 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Hướng dẫn giải câu 2 bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
- Giải câu 8 bài 45: Axit axetic
- Giải câu 1 bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải bài 48 hóa học 9: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Giải câu 1 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Giải câu 3 bài 45: Axit axetic
- Giải câu 1 bài 18: Nhôm
- Giải câu 6 bài 18: Nhôm
- Giải câu 1 bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
- Giải câu 6 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 2