Giải Địa 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
Giải Địa 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài một cách chi tiết, đầy đủ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa lí 10 bài 2. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Giải Địa 10 SGK Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Mở đầu trang 7 SGK Địa Lí 10 KNTT:
Có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?
Lời giải:
- Một số biện pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, bản đồ-biểu đồ, chấm điểm, khoanh vùng, đường đẳng trị, nền chất lượng,…
- Các phương pháp có sự khác biệt về cách thể hiện các đối tượng địa lí (sự phân bố, màu sắc, kích thước, vị trí,…).
1. Phương pháp kí hiệu
Câu hỏi trang 7 SGK Địa Lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, trình bày phương pháp kí hiệu (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).
Lời giải:
- Đối tượng: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học,...).
- Đặc điểm:
+ Trên bản đồ, người ta dùng các dạng kí hiệu bản đồ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
+ Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc và sự phát triển của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu.
- Ý nghĩa: Biết được chính xác vị trí của các đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Câu hỏi trang 8 SGK Địa Lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 2.2, hãy trình bày phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).
Lời giải:
- Đối tượng: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ.
- Đặc điểm:
+ Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên.
+ Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.
- Ý nghĩa: Biết được hướng di chuyển, tính chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí.
3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Câu hỏi trang 9 SGK Địa Lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 3 và hình 2.3, hãy trình bày phương pháp bản đồ - biểu đồ (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).
Lời giải:
- Đối tượng: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
- Đặc điểm: Phương pháp này thể hiện được các đặc điểm về số lượng, chất lượng của các đối tượng và thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa: Trên bản đồ, người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ tròn,... biết được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.
4. Phương pháp chấm điểm
Câu hỏi trang 10 SGK Địa Lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 4 và hình 2.4, hãy trình bày phương pháp chấm điểm (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).
Lời giải:
- Đối tượng: Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.
- Đặc điểm: Phương pháp này chủ yếu thể hiện về số lượng của đối tượng.
- Ý nghĩa: Biết được số lượng của đối tượng nhất định.
5. Phương pháp khoanh vùng
Câu hỏi trang 11 SGK Địa Lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa).
Lời giải:
- Đối tượng: Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
- Đặc điểm: Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.
- Ý nghĩa: Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
Luyện tập 1 trang 11 SGK Địa Lí 10 KNTT: Lập bảng để phân biệt các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về ý nghĩa, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).
Lời giải:
Phương pháp | Ý nghĩa | Hình thức | Khả năng biểu hiện |
Kí hiệu | Biết được chính xác vị trí của các đối tượng đó phân bố trên bản đồ. | Thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu. | Thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ. |
Kí hiệu đường chuyển động | Biết được hướng di chuyển, tính chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí. | Thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên. | Thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ. |
Bản đồ-biểu đồ | Biết được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ. | Thông qua các dạng biểu đồ (cột, tròn,…). | Thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó. |
Chấm điểm | Biết được số lượng của đối tượng nhất định. | Sử dụng các chấm điểm có quy mô khác nhau, thể hiện về số lượng của đối tượng. | Biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định. |
Khoanh vùng | Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. | Dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó. | Thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. |
Luyện tập 2 trang 11 SGK Địa Lí 10 KNTT: Phương pháp nào sẽ được sử dụng khi thể hiện các đối tượng, hiện tượng sau trên bản đồ?
- Mỏ khoáng sản
- Sự di dân từ nông thôn ra đô thị
- Phân bố dân cư nông thôn
- Số học sinh các xã, phường, thị trấn
- Cơ sở sản xuất
Lời giải:
Phương pháp | Hiện tượng, đối tượng |
Kí hiệu | Mỏ khoáng sản; Cơ sở sản xuất |
Kí hiệu đường chuyển động | Sự di dân từ nông thôn ra đô thị |
Chấm điểm | Phân bố dân cư nông thôn |
Bản đồ - biểu đồ | Số học sinh các xã, phường, thị trấn |
Vận dụng trang 11 SGK Địa Lí 10 KNTT: Sưu tầm một số bản đồ, tìm hiểu các đối tượng và phương pháp đã được sử dụng để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
Lời giải:
- Học sinh tìm kiếm thông qua internet hoặc thông tin ở xã, phường (bản đồ hành chính, địa hình, đất đai,…).
- Tùy thuộc vào từng bản đồ mà người ta sử dụng phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí khác nhau.
Bài tiếp theo: Giải Địa 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống KNTT
Giải Địa 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn trả lời chi tiết trên đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh, Địa lí 10 KNTT, soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Giải Địa 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Địa 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Địa 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Địa 10 Bài 15: Sinh quyển KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Địa 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Địa 10 Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 5: Các phân tử sinh học KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức