Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

  • 1 Đánh giá

Luyện tập

Bài tập 1: trang 128 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Bài tập 2: trang 128 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Bài làm:

  • Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
    • Nhan đề: Hạnh phúc >< tang gia => Cho thấy sự kì lạ gợi được sự tò mò cho người đọc. Nhưng đồng thời, nhan đề đó cũng gợi mở được nội dung của đoạn trích. Bởi lẽ, trong đám tang lẽ ra người ta phải thấy đau đớn, buồn rầu nhưng trái lại người ta lại chỉ thấy hiện lên ở những kẻ được xem là người thân, người bạn một niềm vui sướng khi tham gia lễ tang của người vừa nằm xuống kia
    • Trong chính những nhân vật được khắc họa trong đoạn trích: sự đối lập hoàn toàn giữa biểu hiện bề ngoài với những suy tính bên trong - những suy tính nhỏ nhen, ích kỉ đốn mạt.
  • Những chân dung trào phúng
    • Cụ cố Hồng: mơ màng nghĩ tới cảnh mặc áo xô gai, chống gậy khóc lóc đề người ta chỉ trỏ, nhắc lại câu nói vô nghĩa "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" hơn 1000 lần
    • Ông Văn Minh: vui sướng vì cái di chúc sẽ đi vào giai đoạn thực hiện chứ không còn là trên giấy tờ; đau đầu vì không biết sẽ phải cư xử thê nào với Xuân tóc đỏ "hai cái tội nhỏ, một cái ơn to"
    • Bà Văn Minh: nóng lòng chờ tới giờ phát tang để lăng xê một tang phục mới của tiệm Âu hóa với thông điệp "ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời"
    • Cô Tuyết: mặc bộ y phục "Ngây thơ" để chứng minh rằng mình không phải là gái hư hỏng, cũng chưa đánh mất cả chữ trinh.
    • Cậu Tú Tân: nóng lòng được chụp ảnh vì cậu đã phải huy động mấy chiếc máy ảnh.
    • Ông Phán mọc sừng: vui sướng vì ông bố vợ hứa sẽ cho thêm vài nghìn đồng, và khóc đến ngất người đi chỉ để dúi vào tay Xuân tóc đỏ một đồng giấy bạc năm đồng gấp tư để trả nốt món nợ và chữ tín của mình.
    • Những tay cảnh sát, giới nhà tu, những ông bạn của cụ cố Hồng, những nam thanh nữ tú đi đưa đám

=> Tất cả đều không hề mảy may thương xót, buồn thương cho người đã chết mà mỗi người đến với đám tang đều theo đuổi một suy nghĩ, mục đích của riêng mình

=> Cả một xã hội đồi bại, khốn nạn được hiện lên qua những bức chân dung trong đoạn trích - những con người tự nhận mình là tân tiến. là Âu hóa thực chất cũng chỉ là những kẻ tầm thường, đốn mạt, vô nhân tính mà thôi.

  • 56 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 11 tập 1