Kể chuyện người phụ nữ tài giỏi, vượt qua khó khăn: Trần Hà My - người phụ nữ không đầu hàng số phận
Bài mẫu 5: Kể chuyện người phụ nữ tài giỏi, vượt qua khó khăn: Trần Hà My - người phụ nữ không đầu hàng số phận
Bài làm:
Trong cuộc sống còn có rất nhiều người gặp bất hạnh. Tuy nhiên, đã có nhiều tấm gương biết vượt lên số phận của mình. Một trong đó chính là chị Trần Hà My một nhà văn chưa bao giờ chịu đầu hàng trước số phận.
Trần Hà My sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Đông Hà, Quảng Trị. Vừa mới sinh ra được ba tháng, chị đã phải đối mặt với những cơn phẫu thuật, đôi bàn chân của chị không thể đi lại như những người bình thường, luôn cần phải công cụ trợ giúp.
Đôi tay chị cũng mềm dân, cuối cùng chỉ còn một ngón có thể hoạt động được. Không được đến trường đi học như các bạn, Hà My tưởng chừng như cuộc sống đã bị chôn vùi từ đây, nhưng không chịu số phận, chị đã tập viết. Nhiều lần thấy chị miệt mài tập viết, người thân chị vô cùng đau xót. Biết vậy, nên chị lại càng quyết tâm hơn. Trải qua bao ngày tháng miệt mài, cuối cùng những con chữ lành lặn ra đời, chị bắt đầu viết nên những cảm xúc, suy nghĩ của mình qua các tản văn, truyện ngắn.
Một lần, Trà My gửi bài lên đài, không ngờ bài của chị được phát. Ai cũng vui mừng cho chị. Từ đó, chị cảm thấy một bầu trời mới mở ra với mình, chị tập trung viết nhiều hơn nữa, chị dành cả thời gian của mình để chìm đắm trong thế giới văn chương với những câu chuyện đầy tính nhân văn. Chị miệt mài viết bằng cả trái tim của mình. Và cho đến nay, chị đã cho ra đời ba tập sách ấn tượng: Giấc mơ đôi chân thiên thân (2009), chúng ta chính là mùa xuân (2010) và yêu trên từng ngón tay (2013) và sắp tới là người tử tế đâu rồi….
Nhìn lại chặng đường của mình, Trà My tưởng chừng đã gục trước số phận của mình. Chị sợ khi nghĩ về cảnh ba đứa em mình đến tuổi lập gia đình và nhà trai tới thăm gia đình chị và phát hiện một người lạ ngồi góc nhà liệu người ta có đồng ý. Chị sợ và ám ảnh khi nghĩ đến cảnh phải ngồi góc nhà và nhìn người ta đang sống. Thế nên, chị chọn cuộc sống không cam chịu và kiêu hãnh bước đến mục tiêu của mình.
Chị đã rời Quảng Trị để vào Sài Gòn tìm việc nuôi sống mình và để thực hiện ước mơ. Chị kiếm tiền bằng cách viết văn, viết báo và làm truyền thông và viết nhừng gì người khác đặt hàng trong khả năng của mình. Không chỉ vậy, Trà My còn học thêm nhiều lớp nghiệp vụ về truyền thông để phát triển công việc. Song song đó, chị tham gia nhiều hoạt động xã hội như là cách trả ơn cuộc đời vẫn còn mỉm cười với mình.
Qua câu chuyện trên ta thấy, với những khuyết tật, làm việc và nuôi sống bản thân đã khó, để thành công và nổi tiếng càng khó khăn hơn gấp bội. Thế mà chị Trần Hà My, nữ nhà văn đặc biệt đã làm được điều đó bằng nghị lực chưa bao giờ cạn của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 19
- Kể về một việc làm tốt của bạn: Nam giúp đỡ bà cụ đi trên đường
- Giải bài Chính tả: Trí dũng song toàn
- Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trang 115
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 82
- Giải bài Tập đọc: Lập làng giữ biển
- Giải bài Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép)
- Giải bài Chính tả: Ai là thủy tổ loài người?
- Kể về một việc làm tốt của bạn: Thủy giúp em bé bị lạc tìm mẹ
- Giải bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
- Kể chuyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Tài ứng đối của Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh