Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
B. Hoạt động thực hành
1. Kể chuyện về một người vui tính mà em biết
Bài làm:
KỂ VỀ ÔNG NỘI EM
Hằng ngày, tôi có được gặp và được biết tới nhiều người vui tính, dễ gần. Tuy nhiên, với em ông nội vẫn là người vui tính và khiến cho em thoải mái nhất mỗi khi nói chuyện với ông.
Năm nay ông đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông luôn là cây chọc cười cho cả nhà. Mỗi lần ông về quê tế lễ hay đi du lịch cùng các đồng đội, nhà em cảm thấy như trầm hẳn đi. Vì vậy, mỗi lần ông đi xa ai trong nhà cũng mong ông về sớm.
Trong mỗi bữa cơm hay cả nhà ngồi uống nước, ông thường kể chuyện tếu để mọi người cùng nghe. Thi thoảng ông còn học thêm mấy chiêu hài hước của bác Hoài Linh trên vô tuyến, thế là hôm đó cả nhà được một trận cười no nê.
Cứ mỗi lần đi học về, vừa vào đến cửa em đã nghe tiếng ông vẳng ra:
- Con cún con của ông về đó rồi à, hôm nay, cún của ông được mấy điểm?
Mỗi lần như vậy là em lại sà vào lòng ông và nói:
- Cháu được điểm cao, ông thưởng gì cho cháu đi?
- Một câu chuyện hài nhé! – Ông vui vẻ đáp lại
Vậy là mỗi buổi đi học về tôi đều được nghe ông kể chuyện hài. Mỗi ngày, ông đều xem hài, đọc truyện hài để vừa thư thả đầu óc, vừa giúp con cháu xả mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc và học tập mệt mỏi.
Em chưa thấy ai vui tính như ông. Ông luôn vui vẻ, sống tích cực và cảm thấy yêu đời. Chính ông là người đã mang lại cho em nguồn năng lượng sống mỗi ngày. Em rất yêu quý ông và thương ông.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau?
- Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây em yêu thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?
- Đặt câu với một trong những từ em tạo được ở hoạt động 5 (chọn mục a hoặc mục b).
- Dựa vào nội dung bài học, chọn ý trả lời đúng:
- Các nhóm thi kể một phần hoặc toàn bộ câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
- Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc trong bài rất buồn? Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
- Giải bài 28C: Ôn tập 3
- Điền vào chỗ trống trong phiếu học tập: l hoặc n; ut hoặc uc:
- Có thể dùng các câu văn sau để kết bài không? Vì sao?
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?
- Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: "Kim tự tháp Ai Cập"
- Mỗi dấu gạch ngang trong mẩu chuyện “Quà tặng cha” có tác dụng gi? Đánh dấu vào ô trống thích hợp trong Phiếu học tập để trả lời