Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Bài làm:
Tôi là một chủ tàu người Hoa, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế“, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.
Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.
Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.
Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bài học ở Vương quốc Tương Lai và gợi ý dưới đây để kể câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Điền vào chỗ trống: l hay n? an hay ang?
- Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những câu in đậm trong hai đoạn văn dùng để làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi: Những người trong tranh đang làm gì? Đoán xem bạn nhỏ có quan hệ như thế nào với người ốm?
- Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: Các từ in đậm trong mỗi câu bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
- Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dần gián tiếp:
- Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại trong các từ ghép (được in đậm) và xếp vào ô thích hợp:
- Tìm và viết các danh từ riêng có trong đoạn văn sau vào bảng nhóm:
- Tìm và ghi lại thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái
- Hãy giới thiệu với các bạn về một món đồ chơi của mình?
- Đọc lại truyện Ông Trạng thả diều và tìm đoạn kết bài của truyện? Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài? So sánh cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết.
- Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào trong việc lập ngôi vua? Sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào trong việc tìm người giúp nước?