Kể về một việc làm tốt của bạn: Định trả lại túi tiền cho người bị mất
Bài mẫu 5: Kể về một việc làm tốt của bạn: Định trả lại túi tiền cho người bị mất
Bài làm:
Hàng ngày, tôi đều nghe trên vô tuyến có những bài khen ngợi về những gương người tốt việc tốt. Và chỉ mới hôm qua đây thôi, tôi đã tự mình chứng kiến một sự việc làm như vậy. Định đã làm một hành động cao cả đó là gửi lại túi tiền nhận được cho người bị mất.
Một buổi trưa tan học, Định, tôi và mấy bạn cùng đi về, vì là ngày thứ bảy nên chẳng vội vàng, cả nhóm cứ lững thững vừa đi vừa nói chuyện cho vui.
Bỗng chúng tôi thấy một cái gói chẳng biết của ai nằm sát bên mé lộ. Tôi và các bạn khác bỏ đi, nhưng Định lại tò mò đã dùng chân hất thử thì cảm nhận được cái gói đựng gì đó cứng cứng lại nặng nặng. Định mở ra: Ôi tiền, mấy xấp tiền 500 nghìn dày cộm còn mới nguyên. Đứa nào, đứa nấy tròn xoe mắt, nhìn đầu đường, cuối đường chẳng có ai có vẻ là bị mất tiền và đang đi kiếm cả. Đường thì vắng hoe.
Các bạn nhìn nhau rồi toan tính:
- Thôi chia đều ra đi, mỗi đứa môt phần. Với gói tiền to như vậy mà mỗi người một phần, phần tiền ấy cũng to lắm cơ.
Đồng ý nghĩ với các bạn, tôi mừng thầm trong bụng. Bố mẹ tôi đi làm suốt tháng, lương lãnh chắc cũng cớ tầm đó. Bao dự tính chi xài thoáng qua trọng đầu óc tôi. Tôi mơ màng chìm trong suy nghĩ về cách tiêu xài số tiền nhận được…
Nhưng tôi, bị chững lại bởi câu nói của Định:
- Không biết người mất tiền đó là ai, giàu hay nghèo? Chắc giờ này họ cũng đang hối hả đi tìm và đau khổ lắm đây.
Tôi thấy mình tham lam và ích kỉ quá. Nên tôi lặng im không nói điều gì.
Các bạn khác định mở dây chun chia tiền thì Định cản lại:
- Thôi các bạn. Đây đâu phải tiền của chúng ta mà chia. Nên trả lại cho người đánh rơi đi.
Tôi cũng lên tiếng:
- Định nói đúng rồi đấy, chúng ta nên tìm chủ nhân của túi tiền và trả lại đi, biết đâu họ cũng như bố mẹ chúng ta phải tích góp từng đồng một.
Bạn khác gắt gỏng:
- Mình lượm chứ bộ ăn cắp đâu. Biết đâu mà trả, mình cứ chia đi.
Định và tôi vẫn cương quyết:
- Không được, thầy cô dạy, tham của người là xấu lắm các bạn. Không biết của ai thì mình nộp cho công an, lo gì.
Các bạn trù trừ rồi cùng dần đồng ý. Thế là chúng tôi ôm gói tiền đến đồn công an phường gần đó.
Tại đồn, chú công an khen ngợi chúng tôi. Định xin phép ra về thì chúng tôi thấy mẹ Hạnh (một bạn trong nhóm đi cùng) hớt hải mặt tái mét đến trình báo với chú công an. Chúng tôi ai cũng há hốc khi biết chủ nhân túi tiền đó chính là mẹ của Hạnh. Nhận lại được túi tiền, mẹ Hạnh cảm ơn rối rít chúng tôi và mời chúng tôi về nhà Hạnh chơi.
Hôm sau đi học, Hạnh có mang ít bánh kẹo và trái cây gửi tặng chúng tôi và tỏ ra ngại ngùng vì mình cũng là một trong những người đòi chia số tiền đó. Chúng tôi vui vẻ nhận quà rồi chia cho các bạn trong lớp cùng ăn.
Có lẽ, câu chuyện trên là một câu chuyện sẽ khiến tôi và các bạn nhớ mãi trong cuộc đời này. Không phải vì đó là một việc làm tốt mà thông qua việc làm đó cho chúng ta một bài học lớn là nhặt được của rơi thì nên đem trả lại cho người nhận bởi biết đâu đó lại là những món đồ của những người thân xung quanh mình.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài Chính tả: Tà áo dài Việt Nam
- Tả một đêm trăng đẹp
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
- Kể chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi: Bà Tám cưu mang đứa trẻ bị bỏ rơi
- Giải bài Tập làm văn Ôn tập về tả người trang 150
- Tả lại con vịt (hoặc con ngan hay con ngỗng)
- Giải bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 54
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Giải bài Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120
- Giải bài Chính tả: Lịch sử ngày Quốc tế Lao động
- Giải bài Tập đọc Lớp học trên đường