[Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Bắt nạt
Hướng dẫn soạn bài: Bắt nạt trang 27 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt?
Trả lời:
Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ :
- Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay.
- Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non".
Câu 2: Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?
Trả lời:
Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ. Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ này là nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn.
Câu 3: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?
Trả lời:
Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Câu 4: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.
Trả lời:
Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:
- Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em
- Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.
Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.
Xem thêm bài viết khác
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng
- Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 20
- Soạn bài Yêu thương và sẻ chia
- Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”. Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên
- Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận. Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể chuyện gì
- Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào? Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 26
- Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật tôi trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ Câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 6 KNTT
- Hoàng tử bé đến từ đâu và gặp cáo trong hoàn cảnh nào? Từ "cảm hóa" xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn trích? Qua những lời giải thích của cáo, em hiểu "cảm hóa" có nghĩa là gì
- Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu? Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ"
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Cửu Long Giang ta ơi