Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
e) Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Có điểm gì giống và khác nhau trong cách miêu tả Thuý Vân và Thúy Kiều?
Bài làm:
Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du tiếp tục sử dụng những hình ảnh mang tính chất nước lệ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Mặc dù tác giả không tả nhan sắc Kiều cụ thể, chi tiết như khi tả Thúy Vân. Nhưng tác giả đã dành riêng tả một nét đẹp chỉ có ở Kiều đó là đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn” gợi lên một đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của đôi mắt ấy không chỉ thể hiện nhan sắc quyến rũ hơn người của Kiều và còn thể hiện cái phần tinh anh, sắc sảo trong tâm hồn và trí tuệ.
Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng. Và đồng thời, dường như nó cũng dự báo cho một số phận nhiều sóng gió, gian truân.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
- Soạn văn 9 VNEN bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Sơ đồ tư duy bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Từ “chân” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương phức chuyển nghĩa của từ?
- Kể tóm tắt truyện Cô bé bán diêm (đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8).
- Nghĩa chuyển của những từ nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, từ nào theo phương thức hoán dụ?
- Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo ( trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong các bài đã học.
- Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại khoảnh khắc giật mình khi “thình lình đèn điện tắt” bằng một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chị Dậu xám mặt,...
- Chia sẻ với gia đình và bạn bè về công việc mơ ước của em trong tương lai. Theo em, trong cuộc trò chuyện đó, chúng ta phải chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô như thế nào?