Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua "góc học tập của lớp".
2. Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua "góc học tập của lớp".
Bài làm:
Điều 1: Dụng cụ, máy móc, hóa chất, mô hình, tranh ảnh, hóa chất phải được sắp xếp theo từng môn, từng loại theo nguyên tắc khoa học dễ lấy, dễ thấy.
Điều 2: Hóa chất phải để trong phòng riêng hoặc tủ riêng tuyệt đối không được xếp chung với dụng cụ máy móc khác, chai lọ hóa chất nhất thiết phải có nhãn. Những hóa chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, đắt tiền phải có tủ khóa riêng, máy móc dụng cụ kỹ thuật cần có lí lịch hoặc thuyết minh kèm theo.
Điều 3: Phòng thí nghiệm và nhà kho chứa phải có đủ phương tiện phòng và chữa cháy
Điều 4: Phòng thí nghiệm và kho chứa phải có các sổ sách, hồ sơ sau: sổ theo dõi thiết bị dạy học về mặt số lượng, sổ danh mục thiết bị dạy học tự làm. Sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, sổ nhật ký của phòng (phòng lab, phòng tin học, phòng ngoại ngữ), hồ sơ lưu trữ, biên bản kiểm kê và các loại giấy tờ khác.
Điều 5: Khi mang dụng cụ máy móc ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc kho chứa (trong phạm vi nhà trường) phải được phép của người phụ trách. Nếu đưa ra ngoài nhà trường phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
Điều 6: Dụng cụ máy móc, dùng xong phải lau rửa sạch sẽ trả lại đầy đủ và sắp xếp theo đúng trật tự ban đầu.
Điều 7: Học sinh thực hành trong phòng thí nghiệm phải có chỗ ngồi quy định. Không được tùy tiện di chuyển, đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng. Trước khi làm thí nghiệm nắm vững mục đích, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ máy móc. Thực hiện nguyên tắc: chưa nắm vũng lí thuyết, chưa thực hành. Triệt để tiết kiệm vật tư, hóa chất.
Điều 8: Học sinh chỉ làm những bài thực hành do giáo viên quy định. Những thí nghiệm độc hại, nguy hiểm phải có Giáo viên hoặc cán bộ thí nghiệm hướng dẫn.
Xem thêm bài viết khác
- 2. Thí nghiệm: Cây cần ánh sáng để làm gì?
- Ở điều kiện bình thường, khi nước đã sôi, nếu vẫn tiếp tục đun thì nước có sôi ở nhiệt độ trên 100 độ C hay không?
- Vì sao khi đổ mồ hôi lại giúp con người và một số động vật có thể duy trì thân nhiệt?
- Để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Theo em thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Vì sao?
- Xem các chất trong bảng 6.5, thảo luận theo nhóm và cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất. Giải thích.
- Khoa học tự nhiên 6 bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ
- Có một hỗn hợp gồm vụn sắt và vụn đồng. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp trên.
- 1. Rễ cây
- Quan sát hình 8.1, thảo luận nhóm về 3 loại tế bào
- Tại sao khi dùng mặt phẳng nghiêng đưa vật lên cao theo phương nghiêng lại dễ dàng hơn khi nâng vật theo phương thẳng đứng?
- Kể tên các loài động vật tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Khoa học tự nhiên 6 bài 30: Lực đàn hồi