Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử về chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới. Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích
2. Liên hệ thực tế (dành cho các địa phương nơi diễn ra chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới).
a. Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử về chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới.
b. Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích.
Bài làm:
Ví dụ: Tham quan di tích lịch sử chiến dịch Biên giới ở Cao Bằng
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Khu di tích gồm 2 phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông.
Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông.
Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông (được mô phỏng theo bức ảnh của Nghệ sỹ Vũ Năng An chụp) làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, năng 418 kg, cột bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Trên đường lên Đài quan sát, du khách được chiêm ngưỡng bia ghi dấu nơi ở và làm việc của Ban Quân báo, vị trí Sở chỉ huy Chiến dịch, vị trí Tổng đài thông tin chiến dịch...
Xem thêm bài viết khác
- Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện như thế nào? Tại sao trong điều kiện ấy họ vẫn hăng say học tập?
- Giải bài 14: Châu đại dương, châu Nam cực và các đại dương tên thế giới
- Đọc tên các loại rừng của nước ta. Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” (trang 80 sgk)
- Chỉ vị trí của châu Nam Cực trên lược đồ hình 4. Khí hậu ở châu Nam Cực có đặc điểm gì? Kể tên các loài động vật, thực vật tiêu biểu sống ở châu Nam Cực mà em biết.
- Kể lại một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết hợp chỉ trên lược đồ. Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục như thế nào?
- Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài 9 Giải bài 9: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Đường Trường Sơn huyền thoại
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Hoàn thành bảng sau (bảng trang 54 sgk lịch sử và địa lí 5)
- Nước ta đang đối mặt với những vấn đề môi trường nào? Em hãy chọn một trong những vấn đề đó và đưa ra giải pháp để khắc phục?
- Kể tên các hoạt động của ngành thủy sản. So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và năm 2012 ở nước ta.
- Tôn Thất Huyết là ai? Vì sao Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế?