Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
Câu 5: Trang 42 sgk GDQP-AN lớp 10
Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
Bài làm:
Ý nghĩa: giúp di chuyển vị trí ở cự li ngắn (từ 5 bước trở lại) và để điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
Cách thực hiện:
Động tác tiến, lùi | Động tác qua trái, qua phải | Động tác đứng dậy | Động tác ngồi xuống |
Khẩu kệnh: "Tiến (lùi) X bước - BƯỚC" - Khi tiến: Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", chân trái bước lên trên cách chân phải 60cm, thân người vẫn ở tư thế đứng nghiêm, chân phải bước tiếp cách chân trái 60cm, cứ như vậy bước đủ số bước thì chân phải (trái) đưa về thành tư thế đứng nghiêm. - Khi lùi: Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", chân trái lùi một bước về sau cách chân phải 60cm, thân người vẫn ở tư thế nghiêm, chân phải lùi tiếp cách chân trái 60cm, cư như vậy bước lùi đủ số bước thì chân phải (trái) đưa về thành tư thế đứng nghiêm. | Khẩu lệnh: Qua phải (trái) X bước - BƯỚC. Nghe dứt động lệnh "BƯỚC", chân phải (trái) bước sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng bai (tính từ mép ngoài của hai bàn chân), sau đó chân trái (phải) đưa chân sang thành tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước đủ số bước quy định thì đứng lại thành tư thế đứng nghiêm. | Khẩu lệnh: "ĐỨNG DẬY" Nghe dứt động lệnh "ĐỨNG DẬY", thực hiện hai cử động: + Cử động 1: Hai chân đặt chéo nhau như khi ngồi xuống, hai tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước), cổ tay thẳng, phối hợp hai chân đẩy người đứng dậy. + Cử động 2: Chân phải đưa về đặt gót chân sát gót chân trái thành tư thế đứng nghiêm. | - Khẩu lệnh : “NGỔI XUỐNG ". - Nghe dứt động lệnh “NGỒI XUỐNG ”. thực hiện hai cử động: + Cử động 1 : Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang 1/2 bàn chân trái. + Cứ động 2: Người từ từ ngồi xuống, bai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai; hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối hai chân, bàn tay trái nấm cổ tay phải, khi mới thì đổi tay. |
Xem thêm bài viết khác
- Giải GDQP- AN 10 bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai Giáo dục quốc phòng lớp 10
- Giải GDQP- AN 10 bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10
- Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trường thành của Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Giải GDQP- AN 10 bài 4: Đội ngũ đơn vị
- Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy?
- Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị điện giật? Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10
- Trình bày mục đích, nguyên tắc băng vết thương Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10
- Nêu một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường
- Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.
- Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trường thành của Công an nhân dân Việt Nam?
- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và các biện pháp để phòng bị ngất? Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10