Nhận xét cấu tạo của văn " Nắng trưa"
Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 5): Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:
Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi:
Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoàng, câu ru em cất lên từng đoạn "ạ ời …" Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngưng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
Theo Băng Sơn
Bài làm:
Bài văn được cấu tạo gồm ba phần:
- Mở bài: ( câu đầu tiên): Giới thiệu và nhận xét về nắng.
- Thân bài: Ta có thể chia mở bài thành bốn đoạn:
- Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): miêu tả nắng dữ dội vào những buoir trưa.
- Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa kẽo kẹt và lời ru nhẹ nhàng của người chị.
- Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Hoạt động của con vật và trạng thái của cây cối những ngày hè oi ả
- Đoạn 4 (từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong tiết trời oi ả làm việc vất vả
- Kết bài: câu cuối văn bản: Tình cảm sự biết ơn của tác giả dối với mẹ.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- Kể chuyện: Lý Tự Trọng Giải trang 9 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Sau Cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Em có suy nghĩ gì về hành động chú Mo-ri-xơn?
- Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vón từ Nhân dân
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa Giải trang 13 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
- Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta
- Câu 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
- Giải bài chính tả: Nghe - đọc Hành trình của bầy ong
- Giải bài Chính tả Dòng kinh quê hương