Nội dung chính bài: Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
  • Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
  • Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ rằng, đúng đắn, có luận cứ vả lập luận thuyết phục.
  • Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

a. Tìm hiểu để và tìm ý

Bằng cách chép lại đề trên giấy rõ ràng, gạch dưới các từ quan trọng, các ý quan trọng và tìm xem yêu cầu chính của đề bài là gì.

Ví dụ: Như đề 3 suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã giám Sinh mua kiều của Nguyễn Du, ta cần tìm ra các yêu cầu gồm:

  • Đề nghị luận nhắc đến nhân vật nào, tác phẩm nào?
  • Phải làm bài theo hướng phân tích hay trình bày suy nghĩ.
  • Ngoài yêu cầu phân tích hoặc nêu suy nghĩ, có còn yêu cầu nào khác không.

b. Lập dàn ý

  • Phần mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, hoàn cảnh sáng tác và mục đích viết bài nghị luận trên.
  • Phần thân bài: Tập trung phân tích hoặc trình bày suy nghĩ về những điểm chính mà trong phần tìm hiểu ý ta đã lập ra. Lưu ý nên viết đúng trọng tâm, ngắn gọn, xúc tích và lựa chọn câu chữ phù hợp. Có thể kết hợp các kiểu liên kết văn bản, biện pháp tu từ để giúp bài nghị luận được điểm cao.
  • Phần kết bài: Nêu ra quan điểm và ý nghĩa tác phẩm, những bài học hay giá trị mà tác phẩm mang lại cho người đọc.

c. Viết bài

d. Kiểm tra lại bài viết

2. Ví dụ

Dàn ý cho đề: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương

I. Mở bài

  • Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.
  • Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

II. Thân bài

a. Khái quát đầu: giới thiệu qua về nội dung, tác giả, nhân vật,.... của tác phẩm

b.Nghị luận, phân tích tác phẩm:

* Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ

  • Vũ Nương là người phụ nữ đẹp:
    • Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân.
    • Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.
    • Là người có lòng tự trọng.
  • Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau:
    • Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.
    • Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng: nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.
    • Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.

c. Khái quát cuối: giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và những suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến

  • Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.
  • Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.
  • Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.
  • Cảm thông và hiểu rõ điều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.

III. Kết bài

  • Cảm nhận về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương nói riêng, cũng như thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
  • Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.

Back to top

  • 11 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021