Nội dung chính bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Dàn ý của bài văn tự sự.
a. Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống trong câu chuyện
b. Thân bà: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
c. Kết bài: Thường neu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc
2. Ví dụ: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
* Mở bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)
- Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)
* Thân bài:
a. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:
- Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai?
b. Diễn biến của câu chuyện:
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
c . Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
* Kết bài: Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Soạn văn bài: Trợ từ, thán từ
- Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
- Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình. Chỉ ra các từ tượng hình đó.
- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi em có thể rút ra kết luận gì?
- Soạn văn bài: Hai chữ nước nhà
- Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Đóng vai là người chứng kiến cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô. Hãy ghi lại cuộc nói chuyện ấy
- Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào