Ông Nghĩa suy nghĩ như vậy có đúng không? Tại sao? Trong trường hợp này, nếu là ông Nghĩa, em sẽ làm thế nào với số bạc đó?
Tình huống 3: Trong khi bắt chuột, ông Nghĩa phát hiện 10 thỏi bạc cổ bị chôn dấu. Ông nghĩ rằng đây là bạc vô chủ bị chôn dấu nên quyền sở hữu thuộc về ông là người tìm thấy.
Câu hỏi:
- Ông Nghĩa suy nghĩ như vậy có đúng không? Tại sao?
- Trong trường hợp này, nếu là ông Nghĩa, em sẽ làm thế nào với số bạc đó?
- Hãy tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với trường hợp "quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ" (Điều 228), "tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy" (Điều 229) trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bài làm:
Ông Nghĩa suy nghĩ như vậy là không đúng vì theo pháp luật quy định tại điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi rõ: Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, nếu là ông Nghĩa, em sẽ đưa 10 thỏi bạc đó lên trình báo cơ quan có thẩm quyền để trình báo.
Những quy định của pháp luật đối với trường hợp "quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ" (Điều 228), "tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy" (Điều 229) trong Bộ luật Dân sự năm 2015:
Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.
Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a. Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b. Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Xem thêm bài viết khác
- Theo em, những hành đọng nào của cậu bé bán vé số trong câu chuyện trên thể hiện lòng tự trọng? Hãy viết ra giấy những từ/ cụm từ chỉ các hành vi đó
- Em hãy đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân hoặc bạn bè về câu nói dưới đây. Câu nói đó giúp em có hành động gì trong thực tiễn?
- Theo em, bạn Tân nên ứng xử như thế nào trong tình huống này để thể hiện tình yêu thương con người?
- Trò chơi có nhắc đến các khái niệm "tài sản", "sở hữu", "quyền sở hữu tài sản". Em hãy viết ra những hiểu biết của mình về các khái niệm này
- Em cảm thấy như thế nào? Em có thể nói gì (với bản thân) để giúp em giữ được lòng tự trọng?
- Sau đây là những biểu hiện của người khiêm tốn thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó
- Em hãy lập kế hoạch rèn luyện lòng yêu thương mọi người trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng theo mẫu sau:
- Viết một đoạn văn ngắn (từ ½ đến 1 trang A4) về giá trị của tình bạn
- Hãy quan sát những người xung quanh em, chỉ ra 5 việc tốt và 5 việc làm chưa tốt của họ trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác, của Nhà nước
- Ghép mỗi nội dung ở cột II với mỗi nội dung ở cột I sao cho đúng nhất:
- Xác định ý kiến đúng trong hội thoại trên. Giải thích tại sao. Em hãy rút ra bài học cho bản thân về tôn trọng tài sản và quyền sở hữu của người khác.
- Em có nhận xét gì về gia đình bạn Tuấn? Theo em, gia đình bạn Tuấn có đáp ứng tiêu chuẩn của gia đình văn hóa không? Vì sao?